Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp 'chết' hàng loạt, ngân hàng 'sống khỏe'

Việt Nam đang chứng kiến một thực tế khá kỳ lạ: doanh nghiệp đang phá sản, "chết hàng loạt", trong khi ngành ngân hàng vẫn "sống khỏe". Điều này được thể hiện rõ trong mùa đại hội cổ đông năm nay. Các ngân hàng đang ứng xử như thế nào trước câu chuyện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam?

Từ năm 2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam nổi lên 2 vấn đề lớn: nguồn vốn vào sản xuất không được chú trọng và thanh khoản yếu kém. Để khắc phục, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, chính sách nhằm cải tổ hệ thống ngân hàng, nhưng con đường không hề dễ dàng.

Ngân hàng "sống khỏe", doanh nghiệp yếu

Trong một nền kinh tế "khỏe mạnh", ngân hàng bơm vốn vào sản xuất, sản xuất sinh ra lợi nhuận lại đổ vốn về ngân hàng. Dòng tiền cứ thế xoay vòng và thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam đang chứng kiến một thực tế khá kỳ lạ: doanh nghiệp đang phá sản, "chết hàng loạt", trong khi ngành ngân hàng vẫn "sống khỏe". Điều này được thể hiện rõ trong mùa đại hội cổ đông năm nay, hàng loạt công ty khối sản xuất báo cáo không hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh của năm 2011, thậm chí thua lỗ, phá sản. Ngược lại, hầu hết ngân hàng thương mại (NHTM) đều hoàn thành hoặc vượt mục tiêu lợi nhuận năm 2011.

Lý giải cho hiện tượng này, TS. Lê Đạt Chí của trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho biết, hệ thống ngân hàng lâu nay không chú trọng nhiều vào lĩnh vực sản xuất, thay vào đó lại đổ vốn vào thị trường chứng khoán và bất động sản để có thể quay vòng đồng vốn nhanh hơn. Khi hệ thống ngân hàng không hỗ trợ được khối doanh nghiệp, đó là lúc nền kinh tế "mắc bệnh" và dĩ nhiên cần được "kê đơn, bốc thuốc". Hiện nay, cũng có một ý kiến khác cho rằng nên để cho các ngân hàng yếu kém phá sản. Luồng ý kiến này cho rằng, xét về tổng thể, NHTM cũng là một doanh nghiệp. Vậy tại sao có thể để doanh nghiệp phá sản mà không để NHTM phá sản?

TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu Chương trình kinh tế của Fulbright cho rằng, việc kiên quyết không để xảy ra đổ vỡ hệ thống ngân hàng, tức là không ngân hàng nào bị phá sản và không có chủ ngân hàng nào bị mất vốn (theo Quyết định 254 về Đề án tái cơ cấu ngân hàng), sẽ tạo ra sự "khuyến khích ngược". TS. Tự Anh nói: "Vấn đề đặt ra ở đây là động cơ, khuyến khích tái cơ cấu. Bởi thực tế trường hợp hợp nhất đầu tiên chủ sở hữu không hề mất vốn và còn được bơm thêm vốn từ NHNN. Điều đó tạo ra sự khuyến khích ngược, hệ quả là những ngân hàng khác nhìn vào và cho rằng mình cũng sẽ làm như vậy. Thông điệp như vậy sẽ làm xói mòn niềm tin với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế".

Hoạt động liên kết giữa các ngân hàng cũng là một cách nâng cao năng lực theo hướng chủ động hơn.

Ai ôm ngân hàng xấu?

Việc hợp nhất 3 ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) hồi tháng 12/2011 là một khởi đầu mạnh mẽ cho nỗ lực tái cấu trúc ngân hàng Việt Nam. Mới đây nhất, trên thị trường xuất hiện thông tin về kế hoạch sáp nhập NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank) vào NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Mặc dù HBB hiện vẫn phủ nhận họ đã ký biên bản ghi nhớ với SHB, nhưng có thông tin cho rằng, việc hoán đổi cổ phần được quy định trong biên bản ghi nhớ như sau: 2 bên thống nhất và xác định tỷ lệ hoán đổi cổ phần theo mức 1 cổ phần SHB được hoán đổi ngang với 1,34 cổ phần Habubank. Nếu những thông tin này là đúng thì những điều khoản chủ chốt này vẫn còn phải chờ được đại hội cổ đông của cả 2 ngân hàng phê chuẩn.

Một vấn đề đặt ra khi sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng là ai sẵn sàng "ôm" những yếu kém của ngân hàng cần được tái cấu trúc? Một số nhà băng lớn cho biết, họ sẵn sàng đón nhận các ngân hàng nhỏ khi có chủ trương của NHNN, hoặc trên tinh thần hợp tác để cùng nhau phát triển tốt hơn. Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, nếu có chủ trương chỉ định sáp nhập các ngân hàng yếu kém thì Sacombank sẵn sàng. Vì cách đây 10 năm, Sacombank từng sáp nhập thành công ngân hàng Thạnh Thắng.

Còn có một "cửa ra" khác cho các ngân hàng yếu: Trong đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015, Chính phủ có thể "xem xét, cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng yếu kém của Việt Nam và tăng giới hạn sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng nước ngoài tại các NHTMCP yếu kém". Đây là hướng giải quyết được xem là đỡ được gánh nặng chi phí cho nhà nước, nhưng theo những người trong ngành thì không dễ thực hiện. Chuyên gia tài chính Lê Xuân Nghĩa cho rằng, sẽ không dễ dàng gì để kêu gọi được nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng yếu. Ông cho rằng, ở các nước, thường thì chính phủ sẽ bỏ tiền mua cổ phần của ngân hàng, rồi nắm quyền kiểm soát, sau khi làm ăn có lãi trở lại thì sẽ bán ra cho các nhà đầu tư, chứ không thể kêu gọi họ bỏ tiền ra mua trong khi tình hình tài chính của các ngân hàng đã quá tệ hại.

Chủ động liên kết- một giải pháp?

Trên thực tế, việc sáp nhập, hợp nhất luôn bị các ngân hàng coi như "bước đường cùng" bởi nó luôn kéo theo nhiều vấn đề phức tạp về quản lý, công nợ, khách hàng, tiền gửi... Ngoài ra, pháp luật về mua bán sáp nhập ngân hàng đến nay cũng chưa rõ ràng. Vì vậy, nhiều ngân hàng chọn cách liên kết một phần với những ngân hàng khác hơn là hợp nhất toàn bộ và điều này không chỉ xảy ra ở các ngân hàng nhỏ, yếu kém mà ở cả những ngân hàng lớn, khỏe mạnh như một cách để gia tăng sức mạnh của ngân hàng.

Mới đây nhất, NHTMCP Á châu (ACB) đã ký kết biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Standard Chartered. Theo đó, khách hàng cá nhân của ACB sẽ được hưởng thêm rất nhiều quyền lợi và dịch vụ của Standard Chartered. Theo giải thích của ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB, việc liên kết xuất phát từ 3 nguyên nhân. Một là, cả hai cùng nhau khai thác thị trường ngân hàng bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam. Hai là Standard Chartered thực hiện các chương trình hỗ trợ về quản trị - điều hành, chuyển giao công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại và hỗ trợ nhân sự có chuyên môn cao. Ba là cả hai có thể cùng nhau khai thác thế mạnh nhằm phục vụ khách hàng của nhau một cách trọn gói theo sản phẩm và mở rộng theo khu vực địa lý.

Sacombank từng ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh toàn diện với Habubank và Ngân hàng Quân đội hoặc Agribank ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng An Bình và Sacombank. Về một phương diện nào đó, giới chuyên môn cho rằng, hoạt động liên kết giữa các ngân hàng cũng là một cách nâng cao năng lực theo hướng chủ động hơn.

Ở các nước, thường thì chính phủ sẽ bỏ tiền mua cổ phần của ngân hàng, rồi nắm quyền kiểm soát, sau khi làm ăn có lãi trở lại thì sẽ bán ra cho các nhà đầu tư, chứ không thể kêu gọi họ bỏ tiền ra mua trong khi tình hình tài chính của các ngân hàng đã quá tệ hại.

(Theo Doanh Nhân)

  • Ẩn số 'bức tử' doanh nghiệp
  • Công bố lý do đối tác rút khỏi Beeline
  • Thân thiện với môi trường: Trách nhiệm của các DN
  • Biến động lớn ở Beeline
  • Đề nghị không cổ phần hóa MobiFone
  • Phía sau “bề nổi” của các siêu thị điện máy
  • Ẩn số 'bức tử' doanh nghiệp
  • Vietnam Airlines tăng hơn 200 chuyến bay dịp 30/4
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao