Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp kinh doanh gas đang “ngồi trên đống lửa”

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, nghiệp đang kinh doanh gas phải đáp ứng đủ các điều kiện của NĐ 107/2009/NĐ-CP như có tối thiểu 300.000 vỏ bình và bồn chứa gas tối thiểu 800 m3...

Tuy nhiên, đến thời điểm này, hầu hết các thương nhân đầu mối đang kinh doanh gas đã không khỏi lo lắng bởi nhiều doanh nghiệp của họ không thể đáp ứng được các điêu kiện kể trên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị phá sản sau ngày 30/9.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Viễn - Giám đốc Công ty CP Thương mại và phát triển Thăng Long gas, tỉnh Thái Nguyên cho biết, với quy định phải có tối thiểu 300.000 vỏ bình gas và 800m3 bồn chứa, hiện nay đại đa số doanh nghiệp đều không đạt.

Hiện, cả nước chỉ có 6-7 doanh nghiệp kinh doanh gas hoạt động khoảng 6,7 năm nay mới chỉ đạt khoảng 200.000 vỏ. Theo ông Nguyễn Văn Tiến - Giám đốc Công ty TNHH Gas Thăng Long, Công ty Gas Thăng Long phải mất khoảng hơn 2 năm để phát triển thị trường mà mới chỉ đạt khoảng 100.000 vỏ bình. "Nếu phát triển nữa thì cũng phải mất một thời gian tương ứng để đạt được lượng vỏ bình lớn hơn" - ông Tiến cho biết.

Mặt khác, theo tính toán của ông Viễn, mỗi vỏ bình ga hiện có giá khoảng 400.000 đồng nếu các doanh nghiệp đều phải đầu tư 300.000 vỏ bình thì riêng chi phí này đã lên tới 120 tỷ đồng. Trong khi nhu cầu sử dụng cũng không lớn tới mức đó.

Trả lời băn khoăn này, ông Hoàng Đình Cường - chuyên viên Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định: Cơ quan quản lý nhà nước không yêu cầu tất cả các thương nhân kinh doanh gas phải sắm đủ 300.000 vỏ bình gas và có kho tiếp nhận gas tối thiểu 800 m3 mà chỉ có hai đối tượng phải thực hiện quy định này gồm: Những thương nhân xuất nhập khẩu gas và thương nhân phân phối gas cấp 1. Theo đó, sau ngày 30/9, các thương nhân không thuộc hai đối tượng trên sẽ vẫn được hoạt động như bình thường, miễn sao đảm bảo tất cả các quy định đã được ban hành về an toàn.

Tuy nhiên, giải thích này vẫn không thỏa mãn các doanh nghiệp kinh doanh gas bởi nhiều doanh nghiệp còn “lăn tăn”, nếu không đủ điều kiện là thương nhân xuất nhập khẩu và thương nhân phân phối cấp 1, nhưng họ vẫn đứng đầu trong hệ thống phân phối gas mang thương hiệu của mình thì sẽ được dùng bằng tên gọi nào.Thiết nghĩ, Bộ Công Thương cần sớm ban hành Thông tư hướng dẫn cho Nghị định để giúp các thương nhân bớt lúng túng khi thực hiện các quy định.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Vietnam Airlines hướng tới vị trí thứ 2 khu vực Mục tiêu khả thi
  • Lắp đặt Rotor máy phát điện nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á
  • Viglacera : Công nghệ mang tính đột phá
  • 6 tháng, tổng doanh thu của Ninh Vân Bay tăng hơn 400 lần
  • Ba tập đoàn Nhật Bản dự định hợp tác xây dựng cảng Lạch Huyện - Hải Phòng
  • 50 tỷ đồng xây chợ Lớn mới Quy Nhơn
  • Hợp tác giữa Bình Phước và hai Tập đoàn lớn : Hiện thực hóa đa mục tiêu
  • Trần Anh và những điểm khác biệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao