Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vietnam Airlines hướng tới vị trí thứ 2 khu vực Mục tiêu khả thi

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã và đang khẳng định vị trí số 1 trong vận chuyển hàng không nước nhà nhiều năm qua. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới thời gian qua, hãng vẫn giữ đà tăng trưởng ổn định, liên tiếp mở thêm nhiều đường bay mới, hiện đại hóa đội tàu bay. Mục tiêu của hãng là vươn lên vị trí thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020.

Ngày càng vươn xa
 

Du khách quốc tế đến Việt Nam qua Hãng Hàng không Vietnam Airlines.

Hàng không là một trong những ngành kinh tế bị ảnh hưởng lớn nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Thời gian qua không ít hãng đã phải cắt giảm chuyến bay, sa thải nhân viên để tồn tại. Trong bối cảnh khó khăn đó, Vietnam Airlines đã tìm ra hướng đi riêng để tiếp tục giữ đà phát triển và khẳng định chất lượng dịch vụ. Hàng loạt đường bay nội địa, quốc tế mới đã được thiết lập chính trong vài ba năm "giông bão" vừa qua. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, đã có 8 đường bay mới được khai thác gồm: TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Phú Quốc, Hà Nội - Vinh, Hà Nội - Chu Lai, TP Hồ Chí Minh - Đà Nẵng - Đà Lạt, Hà Nội - Osaka, Hà Nội - Yangon, TP Hồ Chí Minh - Thượng Hải, Hà Nội -Thượng Hải. Chính sự phát triển đường bay trong thời gian qua là một nhân tố quan trọng giúp Vietnam Airlines trở thành thành viên chính thức của Liên minh Hàng không toàn cầu SkyTeam.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển, đội tàu bay đã được đầu tư hiện đại hóa ngay trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới. Còn nhớ, cách đây chừng 2 năm, khi một loạt hãng hàng không phải dừng hoặc giãn tiến độ đóng mới tàu bay thì Vietnam Airlines vẫn tiếp tục và đẩy nhanh kế hoạch hiện đại hóa tàu bay. Tổng Giám đốc Phạm Ngọc Minh khi đó bình thản cho biết đây chính là cơ hội thuận lợi cho việc hiện đại hóa tàu bay để tăng sức cạnh tranh. Đội tàu bay của Vietnam Airlines đã tăng từ 33 chiếc vào năm 2003 lên 70 chiếc vào năm 2010, chủ yếu là các loại tàu bay công nghệ mới, tiết kiệm nhiên liệu và chi phí bảo dưỡng. Ngoài việc mua mới tàu bay, hãng cũng có lộ trình thay thế toàn bộ máy bay ATR72-200 và A320 đời cũ bằng máy bay đời mới ATR72-500 và A 321-200. Đến tháng 5-2010, kế hoạch đổi mới đội tàu bay ATR72 đã hoàn thành.

Hướng tới vị trí số 2 khu vực

Với những gì đã và đang làm được, Vietnam Airlines đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ trở thành hãng hàng không thứ 3 khu vực Đông Nam Á và 2020 sẽ đứng ở vị trí thứ 2. Để hoàn thành mục tiêu đó, hãng tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển đội tàu bay trên cơ sở bảo đảm năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh tế. Dự kiến đến năm 2015, đội tàu bay của hãng sẽ có 110 chiếc, đến năm 2020 là 160 chiếc, từ năm 2012 sẽ nghiên cứu phát triển đội bay vận tải hàng hóa chuyên dụng. Mạng đường bay nội địa tiếp tục phát triển với Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là đầu mối quan trọng, tăng tần suất bay, chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách. Mạng đường bay nội địa và tiểu vùng sông Mê Kông được xác định có tầm chiến lược tiếp tục mở rộng, củng cố. Riêng khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, sẽ giữ vững vị thế dẫn đầu và cạnh tranh hiệu quả với cửa ngõ Băng Cốc. Mạng đường bay khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Thái Bình Dương hiện đang đem lại lợi nhuận lớn trong hoạt động vận tải của Hãng sẽ được duy trì, phát triển. Theo kế hoạch, trên mạng đường bay Đông Bắc Á, Hãng sẽ sử dụng các loại máy bay thân rộng, tăng tần suất để nâng năng lực cạnh tranh. Thời gian tới, các đường bay mới tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ được quan tâm để đáp ứng nhu cầu của hành khách. Giai đoạn 2011-2013 sẽ mở thêm đường bay tới Indonesia, Philippines; giai đoạn 2013-2016 nghiên cứu mở đường bay tới Ấn Độ. Mạng đường bay vượt Thái Bình Dương tới châu Mỹ, châu Phi cũng được tính tới…

Mục tiêu của Vietnam Airlines đề ra hoàn toàn có thể thực hiện bởi thị trường hàng không châu Á - Thái Bình Dương đang được đánh giá có mức tăng trưởng cao nhất thế giới (7% so với mức trung bình 5% toàn thế giới). Việt Nam đã và đang khẳng định là điểm đến an toàn, lý tưởng cho du khách quốc tế. Ngành du lịch đang được đầu tư để phát triển mạnh. Dự báo, giai đoạn 2010-2015, lượng khách quốc tế vào Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 10% đến 12%/năm; khách nội địa tăng từ 12% đến 15%/năm. Một thuận lợi lớn cho Vietnam Airlines không thể không nhắc đến là hãng vừa trở thành thành viên chính thức thứ 10 của Liên minh Hàng không toàn cầu SkyTeam. Liên minh này đã vươn tới 850 điểm đến tại 169 quốc gia. Đây chắc chắn là một thế mạnh giúp Vietnam Airlines đáp ứng tốt hơn nhu cầu của hành khách trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.

(Theo Nguyễn Đức // Hanoimoi Online)

  • Lắp đặt Rotor máy phát điện nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á
  • Doanh nghiệp kinh doanh gas đang “ngồi trên đống lửa”
  • Viglacera : Công nghệ mang tính đột phá
  • 6 tháng, tổng doanh thu của Ninh Vân Bay tăng hơn 400 lần
  • Ba tập đoàn Nhật Bản dự định hợp tác xây dựng cảng Lạch Huyện - Hải Phòng
  • 50 tỷ đồng xây chợ Lớn mới Quy Nhơn
  • Hợp tác giữa Bình Phước và hai Tập đoàn lớn : Hiện thực hóa đa mục tiêu
  • Trần Anh và những điểm khác biệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao