Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Bình Dương: Tăng về lượng, vượt về chất

Trong những năm qua, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Bên cạnh việc tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp cao, xuất khẩu mạnh, giải quyết việc làm... sự thành công của khối doanh nghiệp này còn góp phần đưa hình ảnh Bình Dương ra thế giới. 

Vượt cạn và về đích

Năm 2008, vượt qua nhiều thách thức, khối DNNQD của Bình Dương tiếp tục gặt hái những thành công lớn. Khối doanh nghiệp này đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp lên đến 22.703 tỷ đồng, tăng 28,4% và xuất khẩu đạt 1.387,2 triệu USD, tăng 19,7% so năm 2007. Nhận xét về kết quả khả quan này, Sở Công Thương cho rằng: “Đây là kết quả rất tốt trong điều kiện chịu tác động của tình hình kinh tế toàn cầu. Nhưng kết quả khả quan này là minh chứng thiết thực cho sự vững vàng của khối DNNQD trong việc thể hiện năng lực của mình”. Về phía doanh nghiệp, Tổng Giám đốc Hoa Sen Group Lê Phước Vũ đúc kết: “Dù tình hình không thuận lợi, có thể nói là khó khăn, nhưng từng doanh nghiệp trong cộng đồng DNNQD ở Bình Dương đã nỗ lực hết mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần lớn lao vào sự ổn định kinh tế của đất nước. Đây là điều đáng ghi nhận và tự hào”.  

Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư, nét nổi bật của DNNQD trong thời gian gần đây là ngày càng phát triển về chiều sâu và chiều rộng, có xu hướng gia tăng vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, khả năng cạnh tranh tốt và ít thông dụng lao động. Điều này rất phù hợp với chủ trương quy hoạch, phát triển công nghiệp bền vững của Bình Dương trong thời gian tới. Nhận xét này rất xác thực. Thực tế, nhìn vào bức tranh công nghiệp tỉnh nhà, mới thấy sự vươn lên mạnh mẽ của khối DNNQD. Nếu trước đây, DNNQD tập trung ở một số ngành nghề truyền thống như gốm sứ, sơn mài, điêu khắc gỗ, gạch ngói nung... thì hiện nay lĩnh vực hoạt động của DNNQD rất đa dạng như chế biến thực phẩm, sản xuất hàng điện tử, sắt thép, sản xuất thuốc... Đáng nói hơn, khẳng định và chứng minh năng lực cạnh tranh của sản phẩm từ DNNQD Bình Dương, ngày càng có nhiều thương hiệu tạo tiếng vang trên thị trường thế giới như Minh Long, Hoa Sen, Thép Pomina, Vinamit, gỗ Trường Thành, thuốc thú y Minh Dũng...

Tăng về lượng,vượt về chất

Có thể nói rằng, số lượng DNNQD ở Bình Dương có tỷ lệ tăng nhanh thuộc hàng đầu của cả nước, nhất là sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời vào năm 2000. Theo tài liệu đầu tư, nếu năm 1996 toàn tỉnh có 648 doanh nghiệp tư nhân với tổng số vốn đăng ký khiêm tốn 748,3 tỷ đồng thì đến năm 2000, số lượng doanh nghiệp tăng lên 1.068 với vốn đầu tư 12.540,5 tỷ đồng. Tuy nhiên sau năm 2000, cùng với Luật Doanh nghiệp ra đời và phát huy chính sách “trải chiếu đỏ mời gọi đầu tư” từ tỉnh, số lượng doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng, đến nay số lượng DNNQD của Bình Dương đã đạt gần 6.700 doanh nghiệp với vốn đầu tư khoảng 40.000 tỷ đồng.

Không chỉ tăng về số lượng và phong phú, đa dạng về ngành nghề, trong tình hình sản xuất kinh doanh có sự cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại và phát triển, nhìn chung khả năng đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong những năm qua được doanh nghiệp chú trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm. Điển hình như dây chuyền sản xuất gốm sứ của Công ty Minh Long I, dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn của Công ty Minh Dũng, dây chuyền sản xuất tivi của Công ty Cổ phần Đông Á, dây chuyền sản xuất tôn mạ màu công nghệ NOF có giá trị hàng chục triệu USD của Hoa Sen Group...

Trước thềm năm mới, bức tranh ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu năm 2008 vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, liệu kết quả của khối DNNQD có còn khả quan như năm 2008? Trả lời vấn đề này, nhiều doanh nghiệp rất tự tin. Theo Chủ tịch HĐQT Công ty Minh Dũng Vũ Thị Ngọc Trinh: “Năm 2009 sẽ có thách thức nhiều cho doanh nghiệp nhưng với định hướng tốt cùng tầm nhìn xa trông rộng, tôi tin doanh nghiệp sẽ thành công”. Lạc quan như Chủ tịch HĐQT Công ty Minh Dũng, nhiều doanh nghiệp khác cũng có chung nhận định: “Năm 2009 dù tình hình còn nhiều thách thức nhưng với sự chuẩn bị từ phía doanh nghiệp cũng như những giải pháp vĩ mô của Nhà nước, nhất định khối DNNQD sẽ vượt qua khó khăn và phát triển mạnh mẽ, lại sẽ về đích sớm như năm qua”.

 Tham gia đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

Không chỉ có những lĩnh vực đầu tư trên, khối DNNQD còn tham gia lĩnh vực đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN), trong số 27 KCN trên địa bàn tỉnh thì có khá nhiều KCN do khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư. Cụ thể như KCN Việt Hương, KCN Đồng An, KCN Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B... Sự tham gia này đã góp phần hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, tiếp tục thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư vào tỉnh.

(Theo báo Bình dương)

  • Công nhân Công ty Kim Quốc Bảo bất bình về chính sách tiền lương
  • Vắng khách - Nghỉ Tết sớm để tiết kiệm tiền
  • Công ty cao su Dầu Tiếng: Thu nhập bình quân của mỗi công nhân gần 7,5 triệu đồng/tháng
  • Đông Nam Hải cung ứng lao động cho các doanh nghiệp
  • Thành lập Hội Chế biến, kinh doanh nông sản, thực phẩm Hà Nội
  • 70 doanh nghiệp tiêu biểu nhận giải Quả cầu Vàng
  • AIG Life (Việt Nam) khai trương văn phòng đại lý mới tại Hà Nội
  • Năm 2009, Vincom hướng tổng lực vào đầu tư bất động sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao