Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp Nhật tin hơn vào môi trường kinh doanh Việt Nam

Việt Nam đứng thứ 3 trong danh sách các nền kinh tế mà các công ty Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động sản xuất, đứng thứ 6 trong danh sách họ muốn mở rộng hoạt động bán hàng

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm tới Việt Nam khi mở rộng kinh doanh ra nước ngoài - Ảnh: Trong một nhà máy của Honda Việt Nam.

Ngày 25/3, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) Yasuo Hayashi khẳng định môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang trở nên thân thiện hơn và đây là một trong những lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư Nhật Bản.

Nhân dịp JETRO công bố báo cáo về hoạt động ở nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản trong tài khóa 2009 (kết thúc vào cuối tháng 3/2010), ông Hayasi nhấn mạnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm tới Việt Nam khi mở rộng kinh doanh ra nước ngoài.

Theo điều tra của JETRO, Việt Nam đứng thứ 6 trong danh sách các nền kinh tế mà giới doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động bán hàng trong vòng 3 năm tới, tăng 1 bậc so với tài khóa trước.

Việt Nam cũng đứng thứ 5 trong danh sách các nền kinh tế mà các đối tác Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), tăng 2 bậc.

Ngoài ra, Việt Nam đứng thứ 3 trong danh sách các nền kinh tế mà công ty Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động sản xuất, và hiện đứng thứ 9 trong danh sách các nền kinh tế mà giới doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động phân phối (tăng 1 bậc).

Kết quả điều tra này cho thấy theo ngành nghề, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản dự định mở rộng hoạt động bán hàng ở Việt Nam tăng cao trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ chuyên ngành và thiết bị chính xác. Ngoài ra, các công ty Nhật Bản cũng quan tâm tới lĩnh vực hóa chất, than, các sản phẩm dầu khí, thiết bị công nghệ thông tin và linh kiện điện tử.

Ông Yuichi Bamba, Phó Trưởng phòng Châu Á-Châu Đại Dương thuộc Cục Nghiên cứu Hải ngoại của JETRO cho rằng, môi trường kinh doanh Việt Nam ngày càng cải thiện là do thực hiện Sáng kiến chung Việt-Nhật về cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam cùng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hayasi, một số doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tỏ ra lo ngại về rủi ro kinh doanh ở Việt Nam, đặc biệt là các rủi ro xuất phát từ việc cơ sở hạ tầng yếu kém và hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện.

Tuy nhiên, ông Y. Bamba, người đã từng giữ chức Giám đốc Văn phòng Đại diện JETRO tại Việt Nam, nhận định về tổng thể, các đánh giá của doanh nghiệp Nhật Bản về các rủi ro kinh doanh tại Việt Nam đã cải thiện đáng kể so với báo cáo trước.

Cuộc điều tra này do JETRO tiến hành trong hai tháng 11 và 12/2009 đối với 3.110 doanh nghiệp Nhật Bản.

(Theo  L.Đức// Tin Chính phủ)

  • Khai trương đường bay TPHCM - Cần Thơ - Phú Quốc
  • 30/4 sẽ thông xe đường Láng - Hòa Lạc
  • Vietnam Airlines mở đường bay đi Thượng Hải
  • Ra mắt dịch vụ tuyển dụng nhân lực công nghệ cao
  • Delta Air Lines ngừng bay thẳng tới Việt Nam
  • CMC trở thành cổ đông chiến lược của NetNam
  • iPhone xách tay rục rịch giảm giá
  • Xây dựng bến xe An Sương thành bến xe đa chức năng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao