Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp nhỏ chới với trong… hỗ trợ (Kỳ 2)

Khá nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được các hiệp hội, chính quyền địa phương hoặc các ngân hàng nhắc đến. Nhưng, hầu hết doanh nghiệp này rất khó chạm tay vào ưu đãi.

Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), cho biết, nếu “chiếu” theo chính sách thì hiện tại, DNNVV được sự hỗ trợ lãi suất, ưu đãi lãi suất từ các ngân hàng. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận chỉ có khoảng 20% trong số đó tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi.

Ưu đãi - nói cho vui

Thời điểm này, nhiều ngân hàng vẫn dán thông báo công khai các chính sách ưu đãi, hỗ trợ DNNVV. Chẳng hạn, tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có chương trình “cho vay tài trợ xuất nhập khẩu”. Theo chương trình này, nếu DN có hoạt động xuất khẩu thì được vay ưu đãi lãi suất USD với thời hạn vay tối đa 6 tháng.

Chị Nguyễn Thị Thìn, chủ doanh nghiệp tư nhân Thìn Sơn (quận Gò Vấp, TP HCM), một DN trước đây chuyên gia công đế giày cho các công ty lớn, nay làm hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng nước ngoài buồn rầu, hiện tại DN chị cần số vốn khoảng 1,5 tỷ đồng. Chạy khắp các ngân hàng để hỏi thủ tục vay nhưng lãi suất cao ngất ngưởng, khó trụ nổi. Nơi nào thấp cũng 22%, nơi thì đến 23,5%. Vì là đơn vị có “thu USD”, thấy Eximbank có chương trình “cho vay tài trợ xuất nhập khẩu”, chị vội đến xin vay thì được thông báo lãi suất  theo chương trình ưu đãi này cũng đến 6% một năm. “Trong thời điểm lạm phát hơn 14%, giá nguyên vật liệu, chi phí nhân công, điện nước thứ gì cũng tăng mà tỷ giá giảm, lãi suất USD 6% nếu cộng với các khoản phí trên và những “thua thiệt” khi quy đổi sang VND, thì… cái ưu đãi này ngang bằng lãi suất vay VND không ưu đãi”, chị Thìn tính. Vậy nên, sau nhiều lần tìm hiểu các chính sách ưu đãi cho vay dành cho DN nhỏ của các ngân hàng, chị Thìn đành... thu hẹp sản xuất.

Trong khi đó, Sacombank công bố chương trình ưu đãi lãi suất tài trợ xuất khẩu cho các DN thủy sản, cà phê, nhưng nhiều DN sản xuất, kinh doanh lĩnh vực này vẫn… đình trệ sản xuất vì không huy động vốn được. Ông Trịnh Bá Hoàng, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Thương mại thủy sản (Incomfish), Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, TP HCM cho biết, công ty ông vừa tạm dừng một số dự án do khó khăn huy động vốn. Trả lời vì sao không vay vốn “ưu đãi” của Sacombank, ông Hoàng cười: “Ưu đãi chỉ là nói cho vui thôi, DN làm sao tiếp cận được?”.

Cũng vậy, chị Phan Thanh Hương, kế toán công ty dệt may tại quận Bình Thạnh, TP HCM, cho biết, DN chị cũng có nhu cầu vay khoảng 1,5 tỷ đồng. “Tôi là khách hàng lâu năm tại Vietcombank, ở đây có chương trình ưu đãi cho DNVVN. Nhưng để vay được ưu đãi với lãi suất 17,5% hoặc 18% một năm… chúng tôi phải thật “trường vốn”, vì tỷ lệ ký quỹ cao và xoay vòng vốn rất hạn chế nếu thời điểm này lợi nhuận không “bắt kịp” lãi suất”.

Giãn thuế - chỉ khuyến khích tinh thần

Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV, thừa nhận, chỉ khoảng 20% số các DNVVN tiếp cận được vốn vay ưu đãi. “Hầu hết DN cần vốn để duy trì hoạt động sản xuất lại không tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi này. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là phía ngân hàng thương mại vừa thiếu thanh khoản và “sợ” rủi ro khi cho DN loại này vay”, ông Kiêm cho biết.

Trong khi đó, do không tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi trong nước, ông Trịnh Bá Hoàng đã phải cầm cự bằng cách chuyển sang vay vốn ở ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. “Tôi đành phải vay USD tại HSBC với lãi suất hiện tại là 4% một năm để cầm cự sản xuất”, ông Hoàng cho biết. Mới đây, nhiều DNNVV lại được nghe đến Nghị quyết 56 của Chính Phủ về chính sách hỗ trợ cho DN loại này, trong đó có đến 9 điều hỗ trợ các DN. “Nhưng đến nay, sau một năm nghe nói đến, chúng tôi vẫn tiếp tục… nghe nói đang được các cơ quan triển khai, thực hiện… mà không thấy đâu”, chị Hương băn khoăn.

Ngay cả chuyện giãn thuế mới đây cũng làm các DN này…sợ. Lãnh đạo nhiều cho biết, việc giãn thời gian nộp thuế DN một năm với họ chỉ là cách để… khuyến khích tinh thần. Việc giãn thuế không kích thích  DN về mặt kinh tế, vì 7.000 tỷ đồng là số vốn quá ít nếu so với hoạt động kinh doanh của hàng ngàn DN. Chúng tôi đang lo lắng, năm nay làm ăn thất bát, năm sau lại… thuế chồng thuế, không biết lấy gì mà đóng đây?”.

(Báo Đất Việt)

  • Vinacafe rà soát, sắp xếp lại các dự án đầu tư
  • Trend Micro và VDC-Net2E ký hợp tác chiến lược
  • AIA Việt Nam giới thiệu sản phẩm mới
  • Deloitte Việt Nam: Chiến lược hành động mới
  • Chuyện thoái vốn còn 20% tại MobiFone, VinaPhone: Biết đến bao giờ!
  • Vietnam Airlines chuẩn bị có thêm hơn 30 máy bay mới
  • Bùng nổ giao dịch ngân hàng trực tuyến
  • Nợ đầm đìa, EVN vẫn được ưu ái
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao