Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận hiệp định hàng rào thương mại

Hội nghị hoạt động TBT lần thứ 2 tại TPHCM - Ảnh: Anh Quân

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ tại TPHCM mà trên cả nước còn khó khăn trong việc tiếp cận hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade Agreement- Hiệp định TBT) khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

Đây là ý kiến của nhiều doanh nghiệp phản ánh trong hội nghị hoạt động TBT lần thứ 2 tại TPHCM, diễn ra vào cuối tuần.

Đối với các doanh nghiệp ở các nước gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), để xuất khẩu một mặt hàng sang nước khác phải có một quy chuẩn về đảm bảo chất lượng, an toàn đối với người sử dụng, chống gian lận thương mại và thân thiện với môi trường.

Ông Từ Minh Thiện, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC) cho biết, đến thời điểm này hiệp định TBT đã được phổ biến đến nhiều doanh nghiệp nhưng khái niệm TBT vẫn còn quá mới với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Còn ông Nguyễn Phương Nam, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Robot, nói rằng chi phí cho việc mua sắm các trang thiết bị đo lường, đào tạo, tư vấn thử nghiệm rất lớn nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể đáp ứng được. Ví dụ: Máy đo X-ray dùng kiểm tra chất độc hại RoSH có giá khoảng 1 tỉ đồng.

Nếu không trang bị các loại máy này thì khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm nguyên vật liệu đầu vào, còn thử nghiệm bên ngoài chi phí sẽ rất cao do phải thử nhiều lần và mất nhiều thời gian.

Ngoài ra, việc thông tin các văn bản pháp luật như thông tư, quy định, nghị định đến các doanh nghiệp còn chậm, doanh nghiệp tự tìm hiểu là chính, dẫn đến nhiều tiêu chuẩn áp dụng đã hết hạn mà doanh nghiệp vẫn chưa hay. Ví dụ: TCVN 2103 hay các quy chuẩn Việt Nam QCVN04 chưa được triển khai đồng bộ đến nhiều doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử… Khi văn bản đến được với doanh nghiệp thì đã hết hạn.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của TBT cho các doanh nghiệp trên cả nước, một số doanh nghiệp đề xuất nên tạo một trang web phổ biến hiệp định TBT. Khi các doanh nghiệp không hiểu có thể gửi thư cho cơ quan chức năng trả lời, từ đó giúp doanh nghiệp nắm được thông tin.

Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước triển khai tốt hiệp định TBT có thể chia sẻ kinh nghiệm này trên website để các doanh nghiệp khác học hỏi.

(Theo Anh Quân // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Vụ xe Ford “vù ga”: Còn nhiều vấn đề cần làm rõ
  • Thu hồi hơn 400.000 xe Honda vì lỗi chân phanh
  • Quản lý giá sữa bột: Nhiều kẽ hở để doanh nghiệp “lách luật”
  • “Doanh nghiệp xanh”- trách nhiệm với sự phát triển bền vững
  • Vinataba xây hơn 1.400 nhà cho người nghèo
  • Jetstar tăng thêm chuyến bay Singapore - Tp HCM
  • Khó đồng thuận về giá thuê cột: Lối thoát nào cho DN viễn thông?
  • Có đúng 40% GDP?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao