Tại châu Á, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vừa vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang giữ vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nhiều nền kinh tế châu lục, đồng thời có tiếng nói to lớn hơn trong những quyết định kinh tế.
Nhà nghiên cứu John Calverley của Ngân hàng Standard Chartered Bank nhận định sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở châu Á năm 2009 đã giúp không ít SME thoát khỏi tình trạng suy thoái. Tuy vậy, tình hình hiện là khó khăn thật sự đối với các SME trực tiếp xuất khẩu và nhà cung cấp cho các công ty lớn hơn mà dựa nhiều vào xuất khẩu.
Theo ông Calverley, các SME hiện nay quan tâm nhiều đến chi phí và sự cạnh tranh đang ngày càng tăng lên, nguồn tiền mặt đổ vào những thị trường trong nước và lãi suất gia tăng hơn là lo ngại về nguy cơ khủng hoảng.
Là những nhà cung ứng cho các doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất nhiều thành phẩm xuất khẩu, SME gián tiếp có vai trò đáng kể trong nền kinh tế và là xương sống của hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo.
Một số báo cáo nghiên cứu gần đây nói rằng SME chỉ chiếm khoảng 16% GDP của các nền kinh tế có mức thu nhập thấp, 39% GDP của các nền kinh tế có mức thu nhập trung bình và 51% GDP của các nền kinh tế có mức thu nhập cao.
Tiến trình toàn cầu hóa đã và đang đem đến nhiều cơ hội cho các SME tự quảng bá và tiếp thị mình, trong bối cảnh các Hiệp định về khu vực thương mại tự do (FTA) trong khối ASEAN cũng như giữa Hiệp hội ASEAN với các nước Australia, New Zealand, Trung Quốc, Ấn Độ đã và đang trên đường tuần hành.
Ông Calverley cho biết, Trung Quốc có khoảng 42 triệu SME hiện chiếm 75% lực lượng lao động và khoảng 60% tổng sản phẩm trong nước. Ở Ấn Độ, số các SME và doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 45% ngành chế tạo sản xuất và khoảng 40% lượng hàng hóa xuất khẩu.
Tại Indonesia, SME đóng góp 55% cho GDP trong lúc SME của Hàn Quốc chiếm 87,7% nguồn lao động, với các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo chiếm 49% giá trị gia tăng.
SME cũng chiếm đa số trong giới doanh nghiệp Malaysia, cung cấp số việc làm lên tới 56% và đóng góp 32% cho GDP nước này./.
Tập đoàn Besra tuyên bố đóng cửa 2 nhà máy sản xuất quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay sau khi bị Cục Thuế Quảng Nam phong tỏa tài khoản ngân hàng do vướng mắc trong nộp thuế.
Trong báo cáo gửi lên người đứng đầu Chính phủ, Vinalines tiếp tục bảo lưu quan điểm phán quyết của trọng tài là "không đúng pháp luật, vi phạm nghiêm trọng thủ tục trọng tài, trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam".
Tối 19/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Champasak và Lao Airlines tổ chức họp báo khai trương đường hàng không mới Vientiane-Paksé-Thành phố Hồ Chí Minh.
Tập đoàn máy tính Intel Corp. của Mỹ ngày 19/10 đã thông báo một kế hoạch đầu tư lớn với tổng số tiền lên tới 8 tỷ USD nhằm xây dựng một nhà máy mới ở Oregan và nâng cấp bốn nhà máy hiện có ở Arizona và Oregan.
Ngày 18/10, Tập đoàn BP đã ra thông báo về việc ký thỏa thuận bán các tài sản thượng nguồn tại Việt Nam và Venezuela cho Tập đoàn TNK-BP (Nga), với tổng trị giá 1,8 tỉ USD.
Năm 2009, Vinashin lỗ 1.600 tỷ đồng nhưng lại báo cáo lãi 750 tỷ đồng, quý 1 năm 2010 thua lỗ vẫn báo cáo lãi gần 100 tỷ đồng. Trong thời gian dài các chức danh quan trọng của tập đoàn tập trung vào một người, mà "người này những năm gần đây trở nên độc đoán, gia trưởng"…
Sáng 17/10, tại sân bay Tân Sơn Nhất, (Tp. HCM) Hãng hàng không Jetstar Pacific đã đón nhận thêm một chiếc máy bay Airbus A320 mới xuất xưởng để đưa vào khai thác.