Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản: È cổ gánh phí và thủ tục

Chiều 20-2, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt nam (Vasep) và hàng trăm doanh nghiệp (DN) thành viên cùng lên tiếng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông tìm biện pháp tháo gỡ cho hoạt động chế biết xuất khẩu thủy sản.

Các quy định bất hợp lý đang là cản ngại đối với mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD            Ảnh: Đ.D
Các quy định bất hợp lý đang là cản ngại đối với mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD. Ảnh: Đ.D.

Bỗng dưng muốn… thắt

Theo Tổng thư ký Vasep, ông Trương Đình Hòe, luật An toàn thực phẩm (ATTP) không quy định hàng thực phẩm xuất khẩu bắt buộc phải có giấy chứng nhận ATTP, cũng không quy định Bộ là cơ quan ra quy định về các loại giấy chứng nhận cho thực phẩm xuất khẩu mà chỉ quy định về hồ sơ và thủ tục để cấp các giấy chứng nhận theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Trong khi đó, Bộ NN&PTNT vẫn yêu cầu các DN phải có các chứng thư (C/O, chứng thư vệ sinh...) của Nhà nước khi nước nhập khẩu không yêu cầu.

Về việc xử lý vi phạm về ATTP, ông Hòe cũng cho rằng, luật ATTP không quy định biện pháp ngưng xuất khẩu đối với trường hợp vi phạm pháp luật về VSTP. Trường hợp thực phẩm không bảo đảm an tòan sẽ bị thu hồi tự nguyện hoặc thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Việc đình chỉ sản xuất, kinh doanh chỉ áp dụng khi thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh đang lưu thông trên thị trường... Bộ NN&PTNT đưa ra hình thức ngừng xuất khẩu là biện pháp trừng phạt quá nặng nề đối với người sản xuất kinh doanh và không phù hợp với Luật ATTP”- ông Hòe nói.

Theo đại diện các DN ngành thủy sản, Bộ NN&PTNT, cụ thể là Cục Quản lý chất lượng Nông lâm và thủy sản (NAFIQAD) chưa làm tròn vai trò của mình trong việc kiểm soát ATTP.

Các cảnh báo nhiễm kháng sinh của nước ngoài gần đây có cả các loại kháng sinh đã bị cấm sử dụng trong nuôi trồng từ trước đó như Chloramphenicol, Trifluralin.

Cơ quan quản lý Nhà nước kiểm soát không tốt việc sản xuất, lưu thông các chất đã bị cấm đã dẫn đến tình trạng nêu trên. Tuy nhiên, khi phát hiện nhiễm kháng sinh thì đối tượng gánh chịu mọi hậu quả và chịu sự trừng phạt lại chính là các DN chứ không phải là cơ quan quản lý nhà nước.

Và, mặc dù đã tuân thủ đầy đủ theo yêu cầu lấy mẫu kiểm nghiệm và cấp Chứng thư của NAFIQAD nhưng các DN vẫn phải chịu trách nhiệm. Các DN kiến nghị Bộ NN&PTNT thay đổi cách kiểm soát ATTP đối với chỉ tiêu kháng sinh theo hướng kiểm soát đầu nguồn, nơi có rủi ro ATTP thay vì chỉ kiểm nghiệm lô hàng.

Chi phí phát sinh quá lớn

Theo Vasep, với quy định kiểm nghiệm lô hàng xuất khẩu bên cạnh việc đánh giá kiểm soát đăng ký sản xuất đã và đang khiến các DN gặp nhiều khó khăn.

Tổng hợp của Vasep cho thấy, phí kiểm nghiệm phải trả cho các Trung tâm vùng (thuộc Cục NAFIQAD) từ 5 đến 15 triệu đồng/container (mức cụ thể tùy thuộc chủng loại hàng, thị trường xuất khẩu và số lượng chủng loại hàng/container).

Nhiều DN cỡ trung bình trở lên cho biết, mức phí phải trả hàng năm của DN cho hoạt động kiểm nghiệm là quá lớn và đáng lo ngại, trong đó đa phần phải trả cho NAFIQAD từ 1 đến 4 tỷ đồng/năm/DN, và tương đương ngần ấy nữa cho hoạt động tự kiểm của DN.

Mỗi năm ngành thủy sản xuất khẩu khoảng 1,2 triệu tấn, tương đương khoảng 60.000 lô hàng, và nếu chỉ khoảng 20% số lô hàng phải kiểm tra nhà nước (đã loại trừ một số thị trường không yêu cầu H/C và một số DN được hưởng kiểm tra giảm)thì tổng mức toàn ngành thủy sản xuất khẩu phải chi trả cho hoạt động kiểm nghiệm của Cục NAFIQAD là rất lớn.

Nhưng chi phí lớn hơn cả chính là thời gian chờ đợi 7-10 ngày của mỗi lô hàng trước khi xuất khẩu.

Và như vậy, chưa kể tổng lượng hàng xuất khẩu thủy sản tăng đáng kể qua các năm, các quy định hiện hành (kiểm tra giảm hạn chế, quy định hàng rủi ro cao cho hầu hết các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, quy định lô hàng xuất khẩu...) đã khiến số lượng lô hàng xuất khẩu phải kiểm nghiệm, kiểm tra nhà nước là rất lớn và tăng đáng kể qua mấy năm trở lại đây.

Thực tế này đã gây tốn kém không nhỏ cho xã hội và đẩy chi phí của DN lên cao, làm giảm sức cạnh tranh của DN.

(Theo Tiền phong)

  • “Đại gia” ùn ùn xin… trợ cấp thất nghiệp
  • "Tháo" nhưng chưa "gỡ"!
  • Doanh nghiệp "tung chiêu" cứu thị trường ô tô
  • Khi 'đại gia' PVN gặp khó
  • Vinamilk đạt kỷ lục về xuất khẩu ngay tháng đầu năm 2012
  • Ngành da giày: Sống dở, chết dở vì lao động
  • Viettel “lấn sân” sang lĩnh vực truyền hình trả tiền
  • Lật tẩy những mánh lừa đảo mới khi mua sắm online
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao