Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Tháo" nhưng chưa "gỡ"!

Rút cục các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ có thêm 10 tháng để đáp ứng những yêu cầu "thiết yếu" mà Nghị định 109 đặt ra. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ!

Thông tin khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cảm thấy dễ thở ở thời điểm hiện nay chính là việc Bộ Công Thương cùng các ban ngành liên quan cuối cùng đã đồng ý nới rộng thời gian thực hiện các hạng mục theo yêu cầu của Nghị định 109 thêm một năm, tức là đến ngày 1/10/2012. Dẫu vậy, xoay trở tình thế chẳng hề đơn giản.

Vẫn chuyện bí vốn

Hiện nay có không ít doanh nghiệp buộc phải bỏ cuộc vì không thể đáp ứng được 2 điều kiện ngặt nghèo của Nghị định 109: Có ít nhất 1 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn lúa, phù hợp với quy chuẩn chung do Bộ NN&PTNT ban hành và có ít nhất 1 cơ sở xay xát lúa, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn lúa/giờ.

Cho dù được gia hạn đi nữa thì trong bối cảnh khan hiếm vốn như hiện nay, cũng không mấy doanh nghiệp đủ sức đeo đuổi đến cùng việc đầu tư nhà máy xay xát, kho chứa lúa. Bà Vũ Thị Thu Hạnh, Giám đốc Công ty Ngũ cốc Việt cho biết, bà đã "quần" khắp khu vực ĐBSCL, tìm vị trí thích hợp để mua đất, lắp đặt máy móc. Nhưng tới nay chưa thể nộp hồ sơ xin thẩm định do chưa đầu tư máy móc theo đúng quy định, vì nếu đặt làm máy trong năm nay phải qua năm sau mới lắp đặt được. Bà than: "Không tính đất đai, chỉ riêng phần đầu tư vào nhà xưởng, máy móc, doanh nghiệp đã phải vay 30 - 40 tỉ đồng với mức lãi suất cao để có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu. Vậy nhưng, chẳng ai dám đảm bảo đầu tư như vậy sẽ có hợp đồng xuất khẩu tương ứng! Chưa kể, ở ĐBSCL tồn tại tình trạng kho mọc như nấm dọc theo các tuyến thương lái chuyên chở lúa gạo, nhưng chủ yếu lại đang nằm không."

Từ góc độ của một đơn vị xuất khẩu lớn nhất tỉnh Tiền Giang, ông Lê Thanh Khiêm, Phó Giám đốc Công ty Lương thực Tiền Giang cũng thấy chẳng dễ dàng hơn trong việc thu xếp vốn đầu tư cho việc xây dựng kho bãi cũng như đầu tư vào dây chuyền công nghệ sản xuất. Để gỡ khó cho doanh nghiệp, ông Khiêm lại phải kiến nghị điều không có gì mới mẻ: đề nghị Nhà nước hỗ trợ về chính sách vốn đầu tư, giải phóng mặt bằng, chuyển quyền sử dụng đất…

Mắc mớ quyền lợi các bên

Có ý kiến cho rằng, nên thừa nhận thương lái là một phần trong khâu phân phối mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo hiện nay.

Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, tuy Nghị định 109 đã được bàn thảo cả năm, nhưng khi ban hành lại có vẻ như chỉ mang tính chất "chữa cháy", bởi chỉ giúp loại bỏ bớt một phần đầu mối nhỏ lẻ mà thiếu cái nhìn đại cục, thiếu giải pháp sâu xa. Nói cách khác, Nghị định chỉ đáp ứng điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Chiếu vào thực tế, câu chuyện triển khai Nghị định này không chỉ vướng từ năng lực vốn của doanh nghiệp mà còn khiến nhiều chuyên gia đặt câu hỏi về việc minh bạch giá thu mua lúa. Theo Nghị định 109, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn. Điều tưởng như giúp thanh lọc các doanh nghiệp nhỏ lại được nhìn nhận rằng, chẳng thể giải quyết được việc thiếu kho chứa lúa gạo hiện nay mà còn hạn chế cạnh tranh vì xóa bỏ các doanh nghiệp nhỏ. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Bích bình luận: nếu Chính phủ ấn định được giá sàn, nghiêm trị được các doanh nghiệp bán dưới giá sàn, chúng ta sẽ chẳng cần phải quan tâm đến chuyện doanh nghiệp có kho chứa hay không.

Tuy nhiên, đứng ở góc độ khác, Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân lại cho rằng, ở Việt Nam hiện có trên 230 nhà xuất khẩu gạo, nhưng mỗi lần chỉ có vài "nhà" xuất được ở mức vài triệu tấn/năm còn lại chỉ đủ sức xuất vài trăm tấn. Điều đáng nói, rất nhiều "nhà xuất khẩu" lẻ tẻ này không có ruộng lúa, không có nhà máy xay xát, kho dự trữ… nhưng lại "ăn" trên đầu trên cổ nông dân vì chỉ biết mua gom gạo của thương lái chỗ này một ít, chỗ kia một ít. Chính vì vậy, phải gắn "4 nhà" với nhau. Bản thân nhà nông cũng phải biết gắn kết với nhau trên phạm vi một vài xã để có chung vùng nguyên liệu. 1.000 nông dân phải làm chung một quy trình Viet GAP trong sản xuất lúa để cho ra chung một giống lúa cung cấp cho nhà doanh nghiệp, ông Xuân nói.

Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Chi nhánh VCCI tại Cần Thơ chia sẻ, để kinh doanh xuất nhập khẩu lúa gạo, cần có những điều kiện gắn thương nhân với sự phát triển của khu vực nông nghiệp. Nếu tự do hóa mà không ràng buộc đầu tư phát triển thì những thương nhân bên ngoài vào sẽ hưởng lợi lớn. Chính phủ đầu tư, nông dân hưởng lợi không nhiều, nhưng thương nhân thuần túy thương mại sẽ thu lợi nhờ đầu cơ hoặc móc nối nhau trong việc phân chia thị trường.

Hiện đã có 49 doanh nghiệp được cấp phép đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo với năng lực xuất khẩu chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Nhìn từ góc độ Nghị định 109, dù đưa ra giải pháp khá mạnh tay nhưng chưa thật sự đi vào căn nguyên vấn đề, Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ muốn kinh doanh phải liên kết lại với nhau, giúp họ chuyên nghiệp hơn trong kinh doanh xuất khẩu gạo. Thêm nữa, vấn đề hiện nay là cải cách phương thức sản xuất, làm sao có liên kết "4 nhà" mà chủ lực là người sản xuất và doanh nghiệp. Muốn vậy, nông dân phải có vùng nguyên liệu. Muốn có sản phẩm chất lượng, đảm bảo yêu cầu số lượng thì doanh nhiệp cần phải đặt hàng, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, đầu tư vào vùng nguyên liệu, tạo thương hiệu với thị trường. Nông dân cũng phải liên kết, hợp tác trong sản xuất để làm đối tác quan trọng của doanh nghiệp. Thực tiễn lâu nay, thương lái tức là bạn hàng, đã giúp ích rất đắc lực và là cầu nối không thể thiếu của nông dân và doanh nghiệp. Chính vì thế, cũng nên coi họ là một phần trong khâu phân phối mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo hiện nay.

Giải pháp được giáo sư Võ Tòng Xuân hiến kế là tới đây, về căn bản trong việc xuất khẩu gạo, chúng ta phải làm công ty cổ phần nông nghiệp. Nông dân là cổ đông của công ty này. Công ty phải có đủ vùng nguyên liệu, nhà máy sấy, nhà máy xay xát chế biến gạo, kho dự trữ, nhà máy bao bì, làm thương hiệu… và sản xuất theo quy trình Viet GAP. Tiền lời kinh doanh hằng năm chia cho nông dân.

Như vậy, Nghị định 109 vẫn thiếu hàng loạt "điều kiện đủ" để một quy định của Chính phủ thực sự đáp ứng được yêu cầu cuộc sống.

  • Doanh nghiệp "tung chiêu" cứu thị trường ô tô
  • Khi 'đại gia' PVN gặp khó
  • Vinamilk đạt kỷ lục về xuất khẩu ngay tháng đầu năm 2012
  • Ngành da giày: Sống dở, chết dở vì lao động
  • Viettel “lấn sân” sang lĩnh vực truyền hình trả tiền
  • Lật tẩy những mánh lừa đảo mới khi mua sắm online
  • Bài học thiếu chặt chẽ
  • Shiseido-Thủy Lộc: Cuộc chia tay không êm ả
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao