Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành da giày: Sống dở, chết dở vì lao động

Năm 2011, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng ngành da giày đã “đột phá” đạt kim ngạch XK 6,5 tỉ USD, (năm 2010 đạt 4,3 tỉ USD), đứng thứ ba sau dệt may và dầu khí; nằm trong “top 5” những nước xuất khẩu da - giày lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu năm, nhiều DN ngành này đang “sống dở, chết dở” vì khủng hoảng lao động. DĐDN có cuộc trao đổi cùng ông Nguyễn Văn Khánh - Tổng thư ký Hội da giày TP HCM (SLA) xung quanh vấn đề này.

Theo ông Khánh, thời điểm này, số lao động của các DN da giày TP HCM thiếu trên khoảng 15% - 20%.  Tình hình chung là năm nào cũng vậy, cứ sau tết là các DN bị thiếu hụt lao động (LĐ), nhiều công nhân không quay trở lại Cty làm việc. Ví dụ như một số LĐ ở lại quê làm việc, LĐ nữ (chiếm nhiều nhất trong ngành da giày) thì lập gia đình không vào nữa…Tôi được biết một số DN thậm chí đã dùng xe ra tận các tỉnh miền trung, miền Bắc để đón LĐ vào làm việc nhưng vẫn không đủ lao động theo nhu cầu.

- Việc thiếu LĐ vẫn do nguyên nhân chính là thu nhập thấp, thưa ông ?

Điều này là đương nhiên dù hiện mức lương của công nhân ngành da giày cũng tăng dần, mức 3 triệu đồng/tháng cũng khá phổ biến. Tôi đang lo nếu năm 2012 này, các DN không bảo đảm nổi thu nhập trên 3 triệu đồng/người/tháng thì việc thiếu LĐ sẽ trầm trọng hơn.

Nguyên nhân chính của thu nhập thấp vẫn là do DN da giày VN chủ yếu làm gia công, giá gia công chiếm chỉ khoảng 5% toàn bộ giá trị của sản phẩm, chủ DN còn phải chi rất nhiều khoản nên mức thu nhập của LĐ rất khó tăng cao. Ngoài ra, do là ngành chạy theo thời gian của HĐ nên hay phải làm thêm giờ cho kịp thời hạn HĐ, giờ giấc làm việc không ổn định cũng gây thêm khó thu hút LĐ.

- Thiếu hụt lao động sẽ tác động thế nào đến việc thực hiện các đơn hàng của DN đã nhận, thưa ông?

Theo tôi được biết thì hầu hết các DN đều còn đơn hàng làm hết quý 1/2012, có DN làm hết quý 2, nhiều DN đã ký được thỏa thuận cho các tháng sau. Tuy nhiên, nhiều DN phản ánh là đơn hàng của những tháng đầu năm 2012 có suy giảm trung bình 10 - 20% so với năm 2011. Tuy nhiên, theo tôi thì không nên quá bi quan vì những DN lớn là khá ổn, chỉ lo nhất là các DN nhỏ rất khó ký được đơn hàng, kéo theo mức lương người lao động khó tăng, và nguy cơ thiếu hụt lao động tiềm ẩn.

Thực tế, vấn đề thiếu LĐ khoảng 10% của ngành da giày đã tồn tại vài năm nay, các DN cũng đã quen… Hy vọng, sau một tuần nữa, khi hoạt động các DN bắt đầu sôi động thì các LĐ sẽ quay trở lại và mức thiếu hụt LĐ không vượt quá mức cũ.

- Theo ông, DN da giày cần làm gì để chủ động hơn về nguồn lao động ?

Theo tôi, các DN phải cố gắng quan tâm nhiều hơn nữa đối với LĐ. Dù thu nhập chưa cao nhưng nếu DN có chế độ phúc lợi và sự quan tâm thiết thực tới đời sống của người LĐ thì sẽ được người LĐ đồng cảm sẻ chia.

Mỗi DN cũng cần dự tính, dự báo, đánh giá các đối tác thật chi tiết để hoạch định kế hoạch, có sự chuẩn bị phù hợp ngay từ bây giờ để chủ động trong sản xuất cũng như nguồn lao động.

- Ông có dự báo gì về triển vọng của ngành da giày năm 2012 ?

Theo nhiều chuyên gia, hy vọng là năm 2012, kim ngạch XK da giày có thể tăng trưởng khoảng 10%. Quan trọng nhất là thị trường Châu Âu có thể hồi phục hay không  bởi thị trường này chiếm khoảng 49% thị trường XK da giày VN. Hy vọng cuối tháng 3/2012, việc giám sát của EU đối với giày mũ da nhập khẩu từ VN sẽ chấm dứt, giúp cho nhiều DN giày da quay trở lại  thị trường này. Theo các thông tin đầu năm mới, các tín hiệu hồi phục của thị trường Mỹ rất đáng phấn khởi.

Tuy nhiên, để hạn chế phụ thuộc vào các thị trường chính, DN cố gắng mở thêm thị trường. Cụ thể, nên chuyển hướng dần sang các thị trường mới còn nhiều tiềm năng như châu Phi, Nam Á, Đông Á...

- Thị trường nội địa thì như thế nào, thưa ông ?

Thị trường da giày nội địa là vô cùng lớn, đã giúp cho nhiều ngàn LĐ có việc làm. Tuy nhiên nhiều DN ít chú ý, chủ yếu vẫn là đưa các lô hàng bị lỗi, bị tồn kho ra tiêu thụ. Do vậy thị trường nội địa bị hàng Trung Quốc cạnh tranh là đương nhiên. Mỗi DN nên dành một thị phần cho thị trường này, ví dụ như giày Thái Bình, Vina Giày… đã làm rất hiệu quả.

- Xin cảm ơn ông!

Ra mắt Ban điều hành mới của Diễn đàn DN VN

Ngày 8/2/2012, VCCI phối hợp với các bên liên quan như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), Phòng Thương mại Châu Âu(Eurocham), Ngân hàng Thế giới (WB)... chính thức ra mắt Ban chấp hành và Ban thư ký mới của Diễn đàn DN VN (VBF). Theo đó, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI và ông Alain Cany - Chủ tịch Eurocham là đồng Chủ tịchVBF.

Có thể nhận thấy, sự thành công của VBF trong thời gian qua với hai mục tiêu quan trọng là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và củng cố vai trò và tiếng nói của khu vực tư nhân ở VN đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của môi trường đầu tư và sự phát triển của nền kinh tế VN. Thông qua VBF, cộng đồng DN không chỉ cùng thảo luận với các Bộ, ngành những vấn đề “nóng” của nền kinh tế, trong hoạt động kinh doanh... mà còn góp ý sửa đổi những văn bản pháp luật, hiến kế đối với những vấn đề mang tính chiến lược của đất nước.

Theo VCCI, có 4 yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của VBF: Thứ nhất là sự tham gia tích cực và chủ động của các DN, đặc biệt là các DN nước ngoài vào các hoạt động của Diễn đàn;Thứ hai là sự hợp tác và cam kết cao của các cơ quan Chính phủ; Thứ ba là sự tài trợ về tài chính và hỗ trợ về kỹ thuật rất hiệu quả của IFC/WB; Cuối cùng là sự chuyên nghiệp của Ban Thư ký: Với sự trợ giúp của IFC, VBF thời gian qua đã có được Ban Thư ký năng động, nhiệt tình và chuyên nghiệp.

Các chuyên gia cho rằng, điều quan trọng nhất mà VBF mang lại là chính các DN, nhà đầu tư tại VN cảm nhận đây là một kênh quan trọng, hữu ích và thiết thực cho hoạt động kinh doanh của mình tại VN. Do vậy, sự chuyển giao việc vận hành VBF từ IFC sang cộng đồng DN trong và ngoài nước tại VN, chính là sự ghi việc tham gia một cách chủ động, trực tiếp và tích cực của cộng đồng DN VN.

Với việc chuyển giao ban điều hành từ IFC và WB tới các Hiệp hiệp hội DN, đứng đầu là VCCI, Eurocham, Amcham và 14 Hiệp hội DN. Cộng đồng DN trong và ngoài nước kỳ vọng sẽ tạo ra một “cú hích” mới cho hoạt động của VBF trong những năm tới.
Quốc Anh

  • Viettel “lấn sân” sang lĩnh vực truyền hình trả tiền
  • Lật tẩy những mánh lừa đảo mới khi mua sắm online
  • Bài học thiếu chặt chẽ
  • Shiseido-Thủy Lộc: Cuộc chia tay không êm ả
  • 10 công ty hạnh phúc nhất ở Mỹ
  • Lập liên doanh xây tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn
  • Lãi suất cao: Không nên mở rộng đầu tư
  • Gà Đông Tảo... Nam tiến
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao