Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đối thoại công - tư: Làm sao để doanh nghiệp nói thật?

Báo cáo thực tiễn tốt trong đối thoại công - tư (chính quyền - doanh nghiệp) tại cấp tỉnh ở Việt Nam do nhóm chuyên gia của VCCI thực hiện cho rằng không ít cuộc đối thoại còn nặng về lễ lạt, mang tính hình thức.

 Hơn lúc nào hết, trong tình hình khó khăn hiện nay rất cần sự chia sẻ, đối thoại và hiến kế của các doanh nghiệp với các cơ quan hoạch định chính sách và chính quyền địa phương.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã nhấn mạnh điều này, trong phát biểu mở đầu tọa đàm “Thực tiễn tốt trong đối thoại chính quyền và doanh nghiệp cấp tỉnh ở Việt Nam” do VCCI tổ chức vào chiều 17/12.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó trưởng ban Pháp chế của VCCI, trên 60% trong số hơn 8.000 doanh nghiệp được hỏi đã đánh giá đối thoại giữa chính quyền – doanh nghiệp là một kênh hiệu quả.

Tuy nhiên, báo cáo thực tiễn tốt trong đối thoại công - tư (chính quyền - doanh nghiệp) tại cấp tỉnh ở Việt Nam do nhóm chuyên gia của VCCI thực hiện cho rằng không ít cuộc đối thoại còn nặng về lễ lạt, mang tính hình thức.

Tp.HCM, Lào Cai, Đà Nẵng, Cần Thơ… ở báo cáo này được nhắc đến như các thực tiễn tốt, song nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh rất khó tìm được một mô hình đối thoại chuẩn mực tại các địa phương.

Chuyên gia Vũ Xuân Tiền sau khi hỏi ngược lại nhóm nghiên rằng thế nào là cuộc đối thoại tốt đã nêu ý kiến, phải chăng tốt là đáp ứng được ít nhất ba tiêu chí: tổ chức thường xuyên và định kỳ; khách quan và bình đẳng; xử lý tốt các kiến nghị.

Đại diện các hiệp hội, địa phương phát biểu, một trong các yếu tố quan trọng để các cuộc đối thoại mang lại hiệu quả là các doanh nghiệp phải nói thật, song điều này không hề đơn giản.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, ông Phạm Sỹ Lợi, người đã trực tiếp chủ trì một số cuộc đối thoại với doanh nghiệp nhận xét, không ít doanh nghiệp còn e ngại, tại hội trường không nêu kiến nghị nhưng ra ngoài vẫn băn khoăn.

Giải pháp để giúp các doanh nghiệp bước qua tâm lý e dè là thông báo cho doanh nghiệp đường dây nóng của lãnh đạo tỉnh, hai là đối thoại chung với các doanh nghiệp FDI - vốn phát biểu rất thẳng thắn - để khích lệ tinh thần nói thẳng của doanh nghiệp trong nước, ông Lợi chia sẻ.

Vị lãnh đạo tỉnh Hà Nam cũng băn khoăn, làm sao để cộng đồng doanh nghiệp nhận thức được việc tham gia đối thoại là quyền lợi nhưng cũng là trách nhiệm thì hiệu quả sẽ tốt hơn.

Nếu doanh nghiệp rụt rè thì đối thoại rất dễ thất bại, chuyên gia Trần Hữu Huỳnh bình luận. Và câu hỏi được ông Huỳnh đặt ra với một vị đại diện hiệp hội doanh nghiệp là, liệu hiệp hội có thực tâm có muốn doanh nghiệp phát biểu công khai mạnh mẽ trong đối thoại không, khi mà có một số hiệp hội đang nhận sự tài trợ về tài chính của chính quyền?

Chuyên gia Vũ Xuân Tiền cũng chỉ ra một hạn chế rất lớn là doanh nghiệp không dám nói thật vì sợ bị “trù”. Khi tiếp xúc với một số doanh nghiệp đang có vướng mắc, tôi hỏi họ tại sao không kiện ra tòa hành chính thì họ nói nếu kiện chỉ còn cách chuyển khẩu đi chỗ khác, ông Tiền kể.

Ông Lê Duy Bình, chuyên gia của Economica Việt Nam lại nhấn mạnh yếu tố thực tâm của chính quyền trong cải thiện môi trường đầu tư và giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. “Đây là hạn chế rất lớn của các tỉnh mà chúng tôi đã tham gia đối thoại”, ông Bình nói.

Chánh văn phòng Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên, bà Nguyễn Thị Liên cho rằng, dù mô hình đối thoại nào thì lãnh đạo UBND tỉnh cũng phải đứng đầu, đôn đốc sát sao giải quyết các kiến nghị, nếu không thì không giải quyết được gì.

Lãnh đạo tỉnh phải thực sự tình cảm, gần gũi, chia sẻ thì doanh nghiệp mới nói hết tấm lòng, và nếu khó khăn có tháo gỡ được thì lần gặp sau mới nói tiếp, chứ đề xuất 3 mà giải quyết chưa được 1 thì lần sau doanh nghiệp cũng không nói thật đâu, bà Liên quả quyết.

Hiện nay lãnh đạo hiệp hội phần lớn là giám đốc doanh nghiệp lớn hoặc là quan chức cấp sở, phòng về hưu thì có dám đặt câu hỏi đến cùng với lãnh đạo tỉnh hay không cũng cần xem xét, vị đại biểu đến từ Hải Dương góp ý.

Một trong những lý do khiến đối thoại công - tư thiếu hiệu quả, theo báo cáo của nhóm nghiên cứu là, đối thoại nhiều khi không phải là cách thức đạt được mục tiêu hiệu quả mà doanh nghiệp mong muốn. Không ít cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền vẫn còn cố tình gây khó khăn, vòi vĩnh nên nhiều doanh nghiệp đã không chọn đối thoại công khai để được giải quyết công việc mà chọn cách “đi đêm” với cán bộ trực tiếp giải quyết để được giải quyết và tạo quan hệ luôn.

(Theo vneconomy)

  • Vì sao Đông Dương Telecom bị rút giấy phép?
  • Chỉ có 10 DN bán hàng hiệu thật ở Việt Nam
  • Hớ hênh, doanh nghiệp mất tiền tỷ
  • Nói và làm: Mịt mù 2013, DN không dám vay vốn làm ăn
  • Điểm mặt những ông lớn bị tố ‘làm nghèo đất nước'
  • 'Hoang hóa' Khu kinh tế Dung Quất
  • Giày da, điện tử thưởng cao nhất hai tháng lương
  • Nhóm Mua và sự trả giá vì lòng tham
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao