Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hớ hênh, doanh nghiệp mất tiền tỷ

 Để tiết giảm chi phí, doanh nghiệp vận tải đã không cử người đi áp tải xe container, không mua bảo hiểm hàng hóa, đến khi xảy ra mất mát, doanh nghiệp phải “cắn răng” chấp nhận đền bù cho khách hàng.

Nạn trộm cắp, “rút ruột” container đang gia tăng khiến các doanh nghiệp vận tải thiệt hại lớn
Nạn trộm cắp, “rút ruột” container đang gia tăng khiến các doanh nghiệp vận tải thiệt hại lớn.

Tiết kiệm = Mất tiền

Theo một số doanh nghiệp vận tải tại Hải Phòng, gần đây, tình trạng ăn cắp hàng xuất nhập khẩu trong container đang có chiều hướng gia tăng.

Theo ông Vũ Văn Nguyên, cán bộ Cty TNHH dịch vụ vận tải Minh Vũ (Hải Phòng), do chủ quan, không xác minh lý lịch lái xe nên hồi tháng 9 vừa qua, công ty bị chính lái xe mới được tuyển dụng vào làm việc khoảng 1 tuần lấy trộm cả xe và 2 container nhôm thỏi trị giá hơn 1,7 tỷ đồng.

Sau khi bị mất của, rà soát lại doanh nghiệp té ngửa khi phát hiện lái xe Nguyễn Thế Thành (sinh năm 1986), đã làm giả hồ sơ để được nhận vào làm việc. Sơ xuất nữa khiến công ty bị mất hàng là do không cử người áp tải theo xe.

“Công ty có hơn 14 đầu xe container chở vài chục chuyến hàng mỗi ngày, nên việc bố trí người áp tải xe, theo chuyến hàng rất tốn kém”- Đại diện Cty thừa nhận.

Với hơn 90 đầu xe container, ông Nguyễn Đình Chung, Chủ tịch HĐQT công ty Tasa Duyên Hải cũng đang đau đầu vì nạn “rút ruột” container. Từ cuối năm 2011 đến nay, công ty Tasa đã bị “rút ruột” 20 container, chủ yếu là chè, vải bạt, bao kiện, cao su… với tổng trị hơn 3 tỷ đồng. Đau nhất, các vụ “rút ruột” do chính lái xe của công ty hoặc câu kết với người ngoài thực hiện.

Theo các doanh nghiệp, do vướng vào lô đề, cờ bạc, ăn chơi, nghiện hút… nhiều lái xe đã ăn cắp hàng để có tiền trả nợ. Một vài trường hợp xe chạy tuyến Hải Phòng - Hà Nội, Hải Phòng - Móng Cái… bị các đối tượng khống chế đưa xe vào “bãi đáp” để cướp hàng.

Nhiều kiểu “cướp” hàng

Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ TP.Hải Phòng cho biết, tại Hải Phòng mới thống kê được khoảng… 10 vụ trộm cắp nhằm vào các loại hàng có giá trị cao như cao su, gạo, nông sản, sắt thép, thuốc.

Trước bọn trộm chỉ rút một phần, giờ thì chúng lấy luôn cả xe container. Nhưng thủ đoạn tinh vi nhất là “làm bì” bằng cách gian dối trọng lượng xe để chiếm đoạt hàng.

“Các chủ hàng thường phải cân đo, ghi trọng lượng hàng trên từng container nhưng vẫn không tránh được việc cánh lái xe bơm thêm nước, gạch đá vào xe để tăng trọng lượng. Chúng tôi phải cân bì cả khi bốc hàng và cử cán bộ đi áp tải, chấp nhận tăng chi phí quản lý còn hơn bị mất hàng” - Ông Tiến nói.

Để chống mất hàng, Công ty vận tải Hoàng Nga (Hải Phòng) phải lắp thiết bị định vị trên xe container hàng đông lạnh. Nhưng trên đường vận chuyển, lái xe “cắt” mooc kéo để container lại huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) trong khi lái xe tiếp tục đi theo đúng lịch trình để đánh lừa hệ thống định vị và bỏ trốn sau đó.

Trong các vụ mất cắp container vừa qua, các doanh nghiệp vận tải đều không mua bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển. “Tùy theo điều khoản trong hợp đồng vận chuyển là chủ hàng hay người vận chuyển phải mua bảo hiểm. Nhưng thường chỉ hàng dễ đổ vỡ, hàng giá trị cao… thì mới mua bảo hiểm do chi phí chiếm khoảng 5-10% giá trị lô hàng” - Ông Nguyên cho biết.

Theo ông Chung, khi bị mất cắp vì sợ mất uy tín, đa phần doanh nghiệp vận tải không dám khai báo, mà chấp nhận đền bù thiệt hại cho khách hàng.

“Hiện Công ty Tasa phải trích 5% lương nhân viên hàng tháng làm quỹ dự phòng rủi ro mất hàng. Có lái xe ăn cắp hàng cam kết sẽ làm việc để trả nợ, nhưng phải mất 3-4 năm thì mới trả hết số nợ”- Ông Chung cho biết.

“Công nghệ phá kẹp chì niêm phong container hiện tinh vi hơn trước, chẳng hạn chỉ cần nhỏ vài giọt hóa chất vào lỗ chốt là có thể rút chốt ra dễ dàng và sau đó, gắn lại kẹp chì như cũ. Chỉ mất khoảng 5 giây để phá một kẹp chì, không có vết trầy xước nên chủ hàng không thể biết được. Ngoài ra, kẻ trộm có thể dùng kìm chuyên dụng để phá kẹp chì và dùng keo dán lại”-Ông Nguyên nói.

(Theo Tien Phong)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao