- Ông có thể cho biết sau khi quyết định ở lại Việt Nam, Dragon Capital sẽ vượt qua khó khăn bằng cách nào?Ông Phan Minh Tuấn:Vừa qua, Dragon Capital cũng có nhiều biến động liên quan đến một số dự án lớn, đơn cử là việc Dragon Capital đã phải rút khỏi dự án khai thác mỏ Núi Pháo-Thái Nguyên với giá trị đầu tư hơn 400 triệu USD (đây là dự án lớn nhất của các quỹ).
Ngoài ra có các vấn đề khó khăn khác như cơ cấu nhân sự, áp lực của khủng hoảng
kinh tế thế giới và áp lực của các nhà đầu tư tại quỹ. Những điều này đã bắt buộc Dragon Capital sẽ phải cơ cấu lại kinh doanh và con người.
- Cụ thể, Dragon Capital có thay đổi gì về hoạt đồng kinh doanh cũng như danh mục đầu tư của mình?Ông Phan Minh Tuấn:Danh mục đầu tư cổ phiếu trong rổ INDEX, về nguyên tắc chúng tôi không thể cơ cấu một cách toàn bộ, kể cả những cổ phiếu blue-chip hay các mã cổ phiếu cũ khác. Song, Dragon Capital sẽ thay đổi một chút về chiến lược đầu tư.
Trước đây, Dragon Capital chỉ tập trung đầu tư dài hạn thì nay sẽ phải chuyển hướng linh động hơn. Dragon Capital sẽ kết hợp đầu tư dài hạn với đầu tư trung hạn, tăng tính chuẩn hóa và nâng các vòng thanh toán nhiều hơn do áp lực báo cáo kết quả kinh doanh định kỳ.
Qua đó, các cổ đông của quỹ có thể nhìn thấy ngay lợi nhuận của mình qua việc nâng cao giá trị của quỹ đồng thời tăng tính thanh khoản của chứng chỉ quỹ.
Về nhân sự, nếu như trước đây Dragon Capital cấu trúc hoạt động lãnh đạo theo hàng ngang (nhiều giám đốc và mỗi người quyết định một hướng) thì nay chuyển sang hình thức lãnh đạo hình tháp (theo quyết định của hội đồng đầu tư và quyết định cuối cùng thuộc tổng giám đốc).
- Trên thị trường, nhiều nhà đầu tư đang tỏ ra dè dặt đối với dòng cổ phiếu ngân hàng, tuy nhiên được biết chiến lược đầu tư của Dragon Capital tới đây vẫn chú trọng vào nhóm cổ phiếu ngành này, ông có thể lý giải vấn đề này? Dragon Capital có tiếp thoái vốn ở mã cổ phiếu STB?Ông Phan Minh Tuấn:Về ngành ngân hàng, thời điểm này nhìn chung là khó khăn, vì mục tiêu tăng vốn vượt quá mức, cũng như việc tăng chi phí đầu tư vào hạ tầng cơ sở, chi phí duy trì kinh doanh… đã khiến lợi nhuận không như các cổ đông như mong đợi. Tuy nhiên đối với một số ngân hàng hàng đầu hay các công ty tài chính lớn sẽ được hưởng lợi do chính sách thắt chặt hoạt động các ngân hàng nhỏ và tái cơ cấu của cả ngành.
Sau khi thoái vốn một phần cổ phiếu STB, tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu này hiện nay còn khoảng 8%, việc có tiếp tục thoái vốn hay không thì phải tùy vào tình hình cụ thể.
Ngoài ra, chúng tôi đang quan tâm một hướng đầu tư nữa, đó là sự kỳ vọng vào các doanh nhiệp nhà nước lớn sắp cổ phần hóa như Mobifone, Sabeco, Habeco và các cổ phiếu trong ngành dầu khí nói riêng và đợt cổ phần hóa sắp tới nói chung.
- Ông cho biết kế hoạch triển khai quy mô vốn của Dragon Capital và những nhận định của ồng về dòng vốn trên thị trường trong hiện nay?Ông Phan Minh Tuấn:Riêng về quy mô vốn của Dragon Capital có khoảng 1,4 tỷ USD. Mới đây, chúng tôi vừa mới huy động được thêm 45 triệu USD. Kế hoạch từ nay tới khoảng cuối năm, Dragon Capital sẽ tiếp tục có một đợt kêu gọi vốn nữa từ thị trường nước ngoài, mục đích tăng vốn cho các quỹ đang đầu tư tại Việt Nam.
Về thị trường chứng khoán, trong những ngày gần đây khối lượng cổ phiếu giao dịch hơi ít. Nguồn cung tiền vào thị chứng khoán đang bị hạn chế, do thắt chặt tín dụng cùng với lòng tin của các nhà đầu giảm sút.
Tuy nhiên tôi tin rằng, sắp tới dòng tiền từ các quỹ đầu tư nước ngoài, từ tổ chức sau đợt tái cơ cấu và cả dòng tiền từ bất động sản sẽ quay lại. Khi đó, thị trường sẽ có những bước chuyển động mới./.