Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Fujinet ký kết hợp đồng triển khai giải pháp ERP Fuji Cocktail. Ảnh: Thu Hiền.

Ngành chế biến thực phẩm Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm. Để đạt tốc độ tăng trưởng này, hầu hết các doanh nghiệp đã phải từng bước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong từng quy trình sản xuất và quản lý.

Năm 2010 đã chứng kiến nhiều công ty thực phẩm lớn, như Tập đoàn Tân Hiệp Phát hay Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH (TH Milk), bỏ ra một khoản đầu tư không nhỏ để triển khai các phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP) nhằm tăng năng suất lao động, đổi mới quy trình sản xuất và tăng hiệu quả quản lý.

Giá nào hợp lý?

TH Milk đã ký kết với IBM và CSC khởi động dự án 5 triệu đô-la Mỹ để triển khai SAP ERP, phiên bản ECC 6.0. Và, Tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng bỏ ra hơn 2 triệu đô-la Mỹ cũng để hợp tác với hai công ty nói trên triển khai giải pháp SAP ERP trong hoạt động kinh doanh của mình. Theo Tân Hiệp Phát, dự án triển khai ERP được quản trị tốt có thể tiết kiệm được chi phí và tăng cường tính hiệu quả trong các hoạt động của doanh nghiệp, điều này sẽ giúp Tân Hiệp Phát có thể phát triển ổn định trong dài hạn.

Mục đích của ERP là chuẩn hóa và tăng cường các quy trình sản xuất-kinh doanh (tác nghiệp), đồng thời minh bạch hóa các hoạt động của doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả quản lý, từ đó có thể hỗ trợ doanh nghiệp đạt được các mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Song, để làm được điều đó không phải là dễ dàng.

Tân Hiệp Phát đã phải cân nhắc nhiều lần khi lựa chọn giải pháp. Năm 2005, tập đoàn này đã lựa chọn triển khai phần mềm ERP của Protein. Tuy nhiên, sau khi Infor mua lại Protein thì giải pháp đã không được công ty mẹ kinh doanh và phát triển nữa. Cuối cùng sau nhiều lần đi tìm giải pháp, Tân Hiệp Phát cũng chọn SAP ERP chạy trên nền tảng của IBM. Trong quá trình triển khai, Tân Hiệp Phát phải bám sát các quy trình chuẩn và cố gắng giảm thiểu việc chỉnh sửa (customize) các quy trình có sẵn. Và, có một vấn đề khó khăn nữa là phải huy động gần 100 người tham gia dự án này. Câu chuyện của Tân Hiệp Phát cho thấy, triển khai ERP là vấn đề hết sức khó khăn ngay cả đối với doanh nghiệp lớn.

Chính các yếu tố khó khăn ấy đã khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay doanh nghiệp đang trên đà phát triển e ngại trong khi họ luôn cố gắng để có thể thoát khỏi việc tác nghiệp với các bảng tính Excel đơn điệu hằng ngày để chuyển sang “thời đại ERP”. Theo một chuyên gia trong lĩnh vực này, các yếu tố khiến một doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn giải pháp ERP trong hoạt động sản xuất đó là chi phí hợp lý, giảm thiểu thời gian tùy chỉnh và số nhân sự triển khai ít.

Cũng theo chuyên gia này, vấn đề chi phí đặc biệt quan trọng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh thu dưới 50 triệu đô-la/năm, trung bình sẽ chi khoảng 300.000 đô-la cho một dự án ERP, trong khi các doanh nghiệp tầm cỡ hơn (với doanh thu từ 100-250 triệu đô-la) sẽ chi khoảng 1,4 triệu đô-la. Vì vậy, giải pháp ERP có mức giá hợp lý sẽ được doanh nghiệp xem xét.

ERP giá mềm

Dựa trên yếu tố giá cả cạnh tranh và giảm thiểu thời gian tùy chỉnh, Công ty TNHH Mạng máy tính Phú Sĩ (Fujinet) đã đưa ra giải pháp Fuji Cocktail ERP được thiết kế cho doanh nghiệp có thu nhập hằng năm dưới 100 triệu đô-la. Đây là giải pháp đã được 3.500 doanh nghiệp Nhật Bản ứng dụng kể từ năm 2004. Giải pháp đã được Công ty Fujinet Việt hóa, triển khai và hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình sử dụng.

Công ty Fujinet cho hay, giá trọn gói của Fuji Cocktail vào khoảng 20.000-100.000 đô-la, tùy thuộc vào số người sử dụng và số phân hệ (module) triển khai. Để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, Fujinet áp dụng cách tính phí bản quyền theo số lượng người sử dụng hiện thời (current users), sẽ tiết kiệm hơn cách tính theo số người sử dụng định danh (named users).

Giải pháp này chủ yếu nhắm tới các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối linh kiện máy tính và sản xuất-chế biến thực phẩm. Đây là những doanh nghiệp có yêu cầu cao về quản lý nghiệp vụ bán hàng và quản lý kho, do đó hầu hết các phân hệ của giải pháp được phát triển trên hai nghiệp vụ này và không phải phát triển từ chức năng kế toán.

Phần mềm Fuji Cocktail hỗ trợ nghiệp vụ quản lý bán hàng qua bốn gói phân hệ chính gồm: quản lý bán hàng, quản lý kho hàng, quản lý mua hàng và quản lý công nợ. Ba module gồm quản lý sản xuất, phân tích kế toán và phân tích giá thành sẽ được cung cấp theo yêu cầu cụ thể của khách hàng.

Ông Nguyễn Đăng Phong, Giám đốc Công ty Fujinet, cho biết không phát triển từ gốc kế toán, giải pháp này cho phép doanh nghiệp duy trì giải pháp kế toán có sẵn và đã quen sử dụng của mình. Khi đó, Fujinet có sẵn một phân hệ giao tiếp giúp liên kết Fujinet Cocktail với giải pháp kế toán có sẵn và doanh nghiệp sẽ không phải triển khai một giải pháp kế toán hoàn toàn mới như giải pháp ERP khác.

Ưu điểm của Fujinet Cocktail là quản lý nguyên liệu trong phân hệ quản lý kho hàng. Nó cho phép quản lý xuyên suốt lượng tồn kho từ nguyên vật liệu đến bán thành phẩm và thành phẩm, hỗ trợ truy nguyên và xác định ngay được các tình trạng tồn kho khi xử lý tiếp nhận đơn hàng. Ví dụ, cho phép xem sản phẩm của lô được chỉ định đã xuất khi nào, cho khách hàng nào, về nơi giao hàng nào, thiết lập hệ thống giữ kho cho sản phẩm và theo khách hàng, giữ kho cho một hay nhiều đơn hàng cùng một lúc.

Ngoài ra, giải pháp cho phép người sử dụng phân tích, tính toán giá thành phù hợp với tình hình thực tế như so sánh công chuẩn, chi phí nguyên liệu định mức, chi phí khi lập kế hoạch với chi phí thực tế để từ đó cải tiến nâng cao chất lượng quản lý.

Trong trường hợp giá cả nguyên vật liệu biến động, giải pháp có chức năng giả lập giá thành ưu việt giúp cho doanh nghiệp có thể lường được biến động giá cả để chủ động hơn trong sản xuất.

Giải pháp Fuji Cocktail cũng hỗ trợ quản lý in hóa đơn tài chính theo Nghị định 51/NĐ-CP và Thông tư 153/2010 của Bộ Tài chính, cho phép doanh nghiệp tự in hóa đơn ngay trên phần mềm ERP này. Hiện, giải pháp này đang được triển khai tại Công ty TNHH Quang Dũng Tek, một đơn vị kinh doanh đa ngành nghề, trong đó có sản xuất-chế biến thực phẩm.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Viettel bắt đầu phát sóng di động tại Haiti
  • Cơ hội trong năm 2011
  • Hapro: Lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng 45%
  • Lợi trước mắt, hại lâu dài
  • Vietnam Airlines tiếp tục tăng tải phục vụ Tết
  • Nhiều doanh nghiệp không thưởng Tết Tân Mão
  • Nỗi lòng... thưởng Tết!
  • Năm 2010 - buồn vui với công ty cổ phần
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao