Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

EVN tăng giá thuê cột điện, VNPT “cầu cứu”

Mức giá sàn mới mà EVN quy định tăng vọt từ 3,98 đến 8,08 lần. - tinkinhte.com
Mức giá sàn mới mà EVN quy định tăng vọt từ 3,98 đến 8,08 lần.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa gửi công văn lên các Bộ Thông tin và Truyền thông, Công Thương và Tài chính “cầu cứu” trước “sức ép” giá thuê cột điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Theo công văn số 293 gửi các bộ trên, VNPT cho biết, thời gian gần đây, tại nhiều tỉnh như Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau…, ngành điện lực các địa phương thường xuyên gây sức ép với VNPT các tỉnh, thành phố, yêu cầu các đơn vị ký hợp đồng thuê cột điện theo mức giá mới bằng hình thức thông báo sẽ cho tháo dỡ cáp thông tin nếu không chấp thuận.

Ông Phạm Long Trận, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VNPT cho biết, vướng mắc bắt đầu từ tháng 9/2008 khi EVN đưa ra và áp dụng mức giá mới về treo cáp viễn thông trên cột điện đối với các doanh nghiệp viễn thông. Theo đó, so với mức giá cũ, mức giá sàn mới mà EVN quy định tăng vọt từ 3,98 đến 8,08 lần.
    
Với mức giá thuê mới, trong suốt hơn một năm, giữa VNPT và EVN đã có nhiều cuộc đàm phán để thỏa thuận lại mức giá mà EVN đưa ra nhưng không đạt được đồng thuận.

Vì thế, sau đó, VNPT đã có công văn gửi lên các bộ liên quan xem xét và có chỉ đạo để EVN và VNPT đạt được thỏa thuận về giá thuê và góp phần bình ổn giá cả.

Với kiến nghị này, đầu tháng 11/2009, Bộ Tài Chính đã tổ chức cuộc họp hiệp thương giá thuê cột điện lực để treo cáp thông tin, trong đó tại cuộc họp nhiều đơn vị viễn thông như VNPT, Viettel, SPT đề xuất Bộ Tài chính quy định mức giá thuê cột điện áp dụng cho các doanh nghiệp viễn thông nhưng cũng không có kết quả với mức giá hợp lý.

Theo nhiều đơn vị viễn thông như VNPT, Viettel, SPT cho biết, giá thuê cột điện tăng cao dẫn đến đã làm tăng đột biến về chi phí, ảnh hưởng đến chi tiêu tài chính của doanh nghiệp.

VNPT cho rằng, vấn đề tăng giá thuê cột điện không chỉ là thuê cột điện treo cáp thông tin của các doanh nghiệp mà còn liên quan việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng, tránh lãng phí tài sản quốc gia, không đầu tư chồng chéo giữa các đơn vị, doanh nghiệp, đảm bảo mỹ quan đô thị.

“Tuy nhiên, do chưa đạt được kết quả về giá thuê nên các doanh nghiệp của VNPT gặp rất nhiều khó khăn trong việc kéo cáp mới để phát triển thuê bao và duy trì bảo dưỡng nhằm đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt để phục nhu cầu sử dụng của người dân và phục vụ công tác quản lý điều hành của Nhà nước”, ông Trận cho biết.

Hơn nữa, trong thời gian qua, EVN các tỉnh, thành liên tục “tăng sức ép” với VNPT tại các địa phương. Như gần đây, tại Cà Mau, UBND tỉnh đã phải có công văn thể hiện quan điểm không thống nhất việc Điện lực Cà Mau đơn phương thực hiện kế hoạch tháo gỡ cáp thông tin gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn thông tin quốc gia.

Trước tình hình trên, ông Phạm Long Trận kiến nghị các cơ quan liên chỉ đạo EVN không tháo cáp thông tin, không gây sức ép đối với việc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông để đảm bảo thông tin liên lạc.

Ngoài ra, ông Trận cũng đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước tháo gỡ khó khăn trong việc thuê cột điện lực để các doanh nghiệp viễn thông yên tâm sản xuất kinh doanh.

(Theo Mạnh Chung // Vneconomy)

  • Tôi đã chỉ đạo giảm lương của SCIC, Jetstar
  • Apple “lên giá” sau tin đồn về máy tính bảng Tablet
  • Doanh nghiệp dệt may: Không dễ mở thị trường mới
  • Thêm một thương hiệu xe hơi hàng đầu thế giới đã có mặt tại VN
  • Vietnam Airlines đạt vị thế cạnh tranh tại Hàn Quốc
  • Nhà máy thép Thái Hưng - Hải Dương: Dân có bắt tay cùng DN?
  • Hãng phát thanh hàng đầu của Mỹ xin bảo hộ phá sản
  • Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tiếp tục tạm ngừng hoạt động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao