Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ford Việt Nam có thể bị truy thu thuế nhiều tỷ đồng (Bài 1)

Cơ quan chức năng đã lập biên bản và yêu cầu Ford Việt Nam nộp bổ sung hàng chục tỷ đồng tiền thuế, do khai báo khi nhập khẩu linh kiện lắp ráp ô tô không đúng. Không chỉ có Ford Việt Nam, nhiều doanh nghiệp lắp ráp xe ô tô khác có thể cũng bị truy thu thuế tương tự.

Nhiều doanh nghiệp lắp ráp ô tô có thể bị truy thu thuế (ảnh minh họa).

Nhập một đằng, khai một nẻo

Ngày 30-6, một quan chức ngành hải quan đã xác nhận như trên. Điển hình, gần đây, Chi cục Hải quan Hải Dương đã phát hiện một số bộ linh kiện ô tô nhập khẩu của Ford Việt Nam không đáp ứng đúng quy định như khai báo hải quan (mức độ rời rạc của linh kiện không đúng như quy định nên bị áp thuế nhập khẩu nguyên chiếc).

Trong một biên bản do Hải quan Hải Dương lập, ghi rõ: “Hàng nhập khẩu theo 2 tờ khai của Cty TNHH Ford Việt Nam có các linh kiện với mức độ rời rạc thấp hơn mức độ rời rạc quy định (tại Quyết định 05/2005 của Bộ KH&CN) phải nộp thuế nhập khẩu cho cả bộ linh kiện theo mức thuế suất của ô tô nguyên chiếc. Ford Việt Nam đã khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, phải xử lý theo quy định của pháp luật”.

Theo đó, chỉ trong tháng 4 vừa qua, số thuế mà Ford Việt Nam bị hải quan ấn định nộp bổ sung lên tới hàng chục tỷ đồng. Sự việc căng thẳng tới mức, đã có lúc hàng trăm bộ linh kiện ô tô của Ford Việt Nam không thể thông quan, ứ đọng tại kho cảng. Được biết, Ford Việt Nam đã gửi nhiều văn bản tới các bộ, ngành liên quan để xử lý tình huống.

Trao đổi với Tiền Phong, một quan chức ngành Hải Quan (xin giấu tên) cho biết, những hành vi trên của Ford Việt Nam có thể xem như trốn thuế hoặc lách thuế. Tuy nhiên, sự việc đang được các bộ, ngành xem xét. “Chính phủ, các bộ ngành chức năng đã biết và đang tìm cách xử lý”, vị này nói.

Cũng thông tin từ hải quan, do các Bộ, ngành chưa có sự thống nhất nên dù đã có quyết định Ford Việt Nam phải nộp thuế bổ sung trong thời gian nhất định, nhưng thực tế chưa ai thu của đơn vị này đồng nào. Không chỉ riêng Ford Việt Nam, tin từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam cũng cho biết, nhiều doanh nghiệp lắp ráp ô tô khác cũng có hành vi nhập khẩu lách thuế tương tự.

Gian lận hay do quy định mập mờ

Vì sao phải quy định mức độ rời rạc với các linh kiện ô tô nhập khẩu? Một chuyên gia kinh tế diễn giải: Nhà nước đã ra một số quy định nhằm bảo hộ nền công nghiệp ô tô trong nước, khuyến khích quy trình nội địa hóa. Chính vì thế mới có các mức thuế áp cho việc nhập khẩu linh kiện ô tô.

Ví dụ, đáng lẽ nhà sản xuất có thể nhập khẩu nguyên một chiếc ghế lái ô tô với mức thuế áp cao hơn, thay vì nhập các bộ phận ghế rời rạc để về Việt Nam lắp hoàn chỉnh với mức thuế ưu đãi, thấp hơn. Quá trình lắp hoàn chỉnh chiếc ghế lái đó ở Việt Nam sẽ tạo công ăn việc làm và làm gia tăng chi tiết nội địa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lắp ráp khi nhập khẩu đã khai một đằng, nhập một nẻo nhằm hưởng lợi từ việc giảm thuế.

Được biết, các doanh nghiệp bị hải quan “chặn” ở cửa khẩu đã làm văn bản tới các bộ, ngành liên quan để sửa đổi quy định cũ vì cho rằng quá lạc hậu. Các bộ, ngành liên quan thì lúng túng trước việc xác định độ rời rạc của bộ linh kiện ô tô nhập khẩu. Lần lượt Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Công Thương và Bộ GTVT gửi công văn liên quan tới việc này.

Cuối tháng 5 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Tuấn Anh lại gửi công văn tới Bộ KH&CN, Công Thương và GTVT để tiếp tục lấy ý kiến về vấn đề liên quan. Thông tin mới nhất, các bộ ngành liên quan lại tiếp tục thành lập đoàn công tác liên ngành để xác định cách tính thuế.

Sự việc có vẻ rối như canh hẹ khi những doanh nghiệp nhập khẩu đúng quy định kiện những doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện không như khai báo hải quan. Còn các cán bộ trực tiếp xử lý vụ việc thuộc Tổng Cục Hải quan không dám công khai thông tin với báo chí mà chờ cấp trên giải quyết.

Trong một Quyết định ấn định thuế với một lô linh kiện ô tô nhập khẩu của Ford Việt Nam (ngày 6-4-2011): Lô hàng này nếu tính thuế theo doanh nghiệp khai trước khi kiểm tra thì chỉ phải nộp hơn 2 tỷ đồng.

Tuy nhiên, khi ấn định mức thuế sau khi kiểm tra độ rời rạc không đạt, Hải quan Hải Dương yêu cầu nộp thêm hơn 10 tỷ đồng. Ngoài ra, còn nhiều quyết định khác yêu cầu Ford Việt Nam bổ sung thuế nhập khẩu.

(Theo Đình Thắng // Tienphong Online)

  • Doanh nghiệp kinh doanh nội địa có giá
  • Lãi suất đè doanh nghiệp xuất khẩu
  • PVN sẽ đưa 5 mỏ dầu khí vào khai thác cuối năm nay
  • MobiFone tiên phong thúc đẩy thuê bao 3G
  • Công ty gia đình thời kinh tế khó khăn
  • Cơm kẹp “made in Việt Nam” chính thức trình làng
  • Vietnam Airlines tăng 1.350 chuyến bay nội địa
  • Xây dựng khối thượng tầng H4 mỏ Tê Giác Trắng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao