Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

FPT dưới thời Tổng giám đốc Trương Đình Anh

picture
Ông Trương Đình Anh sinh năm 1970, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 1992. Ông gia nhập FPT từ năm 1993

Đầu tháng 8 này, Tổng giám đốc FPT Trương Đình Anh bất ngờ xin nghỉ phép hai tháng.

Vào cuối tháng 2/2011, ông Trương Đình Anh đã được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc FPT, thay cho ông Nguyễn Thành Nam. Thời điểm đó, ban lãnh đạo FPT cho rằng, sự thay đổi này là thích hợp và có lợi nhất cho những mục tiêu chiến lược trong 15 năm tới, cho sự phát triển ổn định của tập đoàn và nhất quán với lộ trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo.

Ông Trương Đình Anh sinh năm 1970, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 1992. Ông gia nhập FPT từ năm 1993.

Lời nói - hành động

“Đã đến lúc Hội đồng Quản trị đặt ra những tham vọng tăng trưởng vượt bậc trong 4 năm tới, và thế hệ lãnh đạo trẻ hơn được kỳ vọng sẽ ‘lái xe’ nhanh hơn”, ông Anh chia sẻ khi nói về định hướng chiến lược sau khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc FPT.

Lời nói đi với hành động, ban điều hành ở FPT thay đổi nhanh chóng, hai phó tổng giám đốc lúc đó được bổ nhiệm còn khá trẻ so với những nhân vật thế hệ tiền nhiệm. Bà Chu Thanh Hà sinh năm 1974 và ông Nguyễn Thế Phương, sinh năm 1977, những nhân vật cấp phó lần lượt được bổ nhiệm.

Gửi đi những thông điệp tự tin khi nhậm chức, tân Tổng giám đốc FPT khi đó nêu rõ FPT phải hướng tới việc tăng trưởng gấp 4 lần vào năm 2014.

“Chúng ta phải biến chỉ tiêu tăng trưởng thành pháp lệnh. Ngay trong năm nay (2011), ngay trong quý tới đây, chúng ta phải hành động để vươn tới mục tiêu tăng trưởng 30%/năm và đẩy tốc độ tăng trưởng lên trên 40%/năm trong những năm tới”, ông Trương Đình Anh nói.

Mục tiêu tăng trưởng 30% sau khi nhậm chức của ông Anh được xem là “táo bạo” vì trước đó, FPT chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 19% trong năm 2011.

Sau khi Trương Đình Anh nhậm chức, một trong những vấn đề dư luận quan tâm nhất ở hoạt động kinh doanh FPT là việc tập đoàn này tuyên bố ngừng kế hoạch đầu tư vào EVN Telecom. Và một trong những nhiệm vụ quan trọng của ban điều hành FPT là lấy lại tiền đặt cọc trên 700 tỷ đồng của thương vụ EVN Telecom.

Kết quả vào năm 2011, báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, FPT lãi trước thuế 2.501 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với năm 2011. Dù không đạt mục tiêu, nhưng dù sao kết quả này vẫn khả quan hơn nhiều mức tăng 10% lợi nhuận của hai năm trước đó.
 

Doanh thu và lợi nhuận hợp nhất của FPT tính từ quý 2/2011 đến quý 2/2012 - Nguồn: Báo cáo tài chính FPT.

Song, với kế hoạch năm đầu tiên đã không đạt được mục tiêu tăng 30% như Tổng giám đốc Trương Đình Anh mong muốn, và với việc lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tăng trưởng 6% so với cùng kỳ năm 2011, thì việc tăng trưởng 40% các năm tiếp theo như mục tiêu Tổng giám đốc FPT đề ra hồi nhậm chức, sẽ trở nên vô cùng khó khăn.
 
Mặc dù lợi nhuận tăng trong 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ, nhưng nếu nhìn kỹ nguồn thu của FPT thì sẽ thấy nó có phần đóng góp không nhỏ từ khoản đầu tư tài chính của công ty mẹ FPT. Khoản đầu tư tài chính bất thường này được cho là khoản tiền FPT thu về từ thương vụ EVN Telecom.

“Không bao giờ từ chức”

Đầu tháng 8/2012, FPT tổ chức gặp gỡ 52 nhà đầu tư với sự chủ trì của hai phó tổng giám đốc Chu Thanh Hà và ông Nguyễn Thế Phương, mà không có Tổng giám đốc Trương Đình Anh tham dự. Điều này được cho là bình thường cho đến khi thị trường xuất hiện tin đồn rằng ông Trương Đình Anh đã bị tạm dừng làm Tổng giám đốc FPT.

Tin đồn rộ lên trong bối cảnh FPT vừa ra quyết định nêu rõ lãnh đạo các đơn vị trong tập đoàn sẽ bị miễn nhiệm nếu không hoàn thành 80% kế hoạch kinh doanh do chủ quan.

Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, bà Chu Thanh Hà, Phó tổng giám đốc FPT khẳng định Tổng giám đốc FPT chỉ xin nghỉ phép hai tháng, từ đầu tháng 8 tới 30/9. Theo bà Hà, ông Trương Đình Anh có một số vấn đề về sức khỏe và muốn nghỉ ngơi. Bà Hà cũng chia sẻ rằng việc nghỉ phép hai tháng là “hơi dài”. Hiện bà Chu Thanh Hà đang đảm nhiệm điều hành FPT thay ông Anh.

Nguồn tin của VnEconomy cho biết, hiện ông Trương Đình Anh đang ở nước ngoài, tuy nhiên chưa rõ lý do vì sao ông Anh “nghỉ phép hai tháng”.

Việc tổng giám đốc một công ty đại chúng có doanh thu tới trên 11.000 tỷ đồng trong 6 tháng xin nghỉ phép tới hai tháng, mà FPT cho đến ngày 13/8 vẫn chưa có thông báo nào, đã đặt ra nhiều câu hỏi đối với nhiều cổ đông, nhà đầu tư, đối tác của FPT.

Cho dù so với những mục tiêu đề ra khi nhậm chức, ông Trương Đình Anh còn phải làm nhiều điều hơn nữa, và cũng cần thời gian đủ để ngấm các chiến lược mà ông và đồng sự vạch ra, thì nhiều người vẫn tin vị CEO thứ 3 của FPT sẽ tiếp tục vững “tay chèo” để đến mục tiêu.

Sự vắng mặt của ông Trương Đình Anh đã kéo dài hai tuần qua và dự kiến sẽ kéo dài hai tháng vì lý do riêng không được tiết lộ, nhưng nhiều người vẫn tin vào cam kết mà ông Trương Đình Anh đưa ra với Hội đồng Quản trị FPT là “không bao giờ từ chức, trừ phi bị bãi nhiệm” khi mới nhận nhiệm vụ điều hành FPT.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao