Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt: Những chuyện bên lề

tinkinhte.comQua 7 năm tổ chức, Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt (SVĐV) đã góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức của DN về các thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế, cổ vũ, động viên tinh thần giới DN trẻ và doanh nhân Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu và sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có khả năng so sánh, cạnh tranh thành công với nước ngoài... Đây là giải thưởng duy nhất dành cho thương hiệu sản phẩm có thẩm định thực tế bởi các chuyên gia kinh tế, doanh nhân thành đạt...

Giải thưởng SVĐV là một trong những nội dung lớn và đặc biệt quan trọng của Cuộc vận động hội nhập kinh tế quốc tế của Doanh nhân Trẻ (DNT) và thanh niên Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ giao TƯ DNT VN chủ trì tổ chức từ năm 2003. Báo Diễn đàn doanh nghiệp là đơn vị bảo trợ thông tin cho giải thưởng từ những ngày đầu và tôi là người có may mắn năm nào cũng được đi cùng các đoàn thẩm định, được tiếp xúc với nhiều DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Xung quanh việc đi thẩm định cũng có rất nhiều chuyện để nói.

“Tốn” nhất

Có lẽ SVĐV là giải thưởng dành cho thương hiệu sản phẩm đạt được nhiều cái “Nhất” nhất: thu hút được nhiều DN tham gia nhất, duy nhất có đoàn thẩm định thực tế, hỗ trợ nhiều nhất cho DN đạt giải...

Theo số liệu thống kê của Ban tổ chức, qua 7 năm, giải thưởng đã bình chọn và tôn vinh 1.127 thương hiệu, sản phẩm. Năm 2009, mặt dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng 200 thương hiệu đạt giải đều duy trì được mức tăng trưởng ổn định và có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế.  Chỉ tính riêng các doanh nghiệp có thương hiệu top 10 SVĐV 2009 đã đạt doanh thu trên 95 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách trên 2.300 tỷ đồng và tạo việc làm cho gần 50 nghìn lao động.

Còn giới doanh nhân trong Hội Doanh nhân Trẻ VN nhận xét vui rằng: Nếu làm một bài toán kinh tế, SVĐV chắc chắn sẽ là giải thưởng có chi phí tốn kém nhất, bởi đây là giải thưởng duy nhất dành cho thương hiệu có các đoàn thẩm định thực tế  tại các DN có thương hiệu lọt vào vòng chung tuyển. Công tác thẩm định được tiến hành chéo giữa các địa phương. Trưởng đoàn đều là các doanh nhân, lãnh đạo các hội doanh nhân trẻ. Các đoàn thẩm định phải đi đến từng DN lọt vào vòng chung tuyển để khảo sát và đối chiếu số liệu. Trung bình mỗi đoàn thẩm định có từ 4 đến 8 người. Và nếu như tính tất cả chi phí cho hoạt động này có thể lên tới hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên trên thực tế  do hầu hết các trưởng đoàn và thành viên trong đoàn thẩm định đều là các doanh nhân tâm huyết nên chi phí phục vụ cho công tác thẩm định từ đi lại đến ăn, ở đều do các doanh nhân tự lo. 

Trong đoàn thẩm định SVĐV khu vực Hà Nội năm 2009, chúng tôi tiếp xúc với một DN có quy mô hoạt động khá lớn. Hiệu quả kinh doanh của DN này rất tốt. Tuy nhiên do quản lý theo mô hình kinh tế gia đình nên có rất nhiều khoản để ngoài “sổ sách” mà nếu đưa vào sẽ tốt hơn cho DN. Sau khi được một thành viên phụ trách kiểm tra tài chính vốn là chuyên gia tư vấn tài chính chỉ ra những sai sót trong hoạt động tài chính, chủ DN mới thấy lỗ hổng trong mô hình quản lý của mình. Vốn là một người cầu thị, lãnh đạo DN này nhất quyết hẹn gặp bằng được chuyên gia này để thuê “thiết kế” tổ chức lại DN. Sau khi đạt giải, nghe đâu DN này đang tổ chức lại theo mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân.

Một trong những kỷ niệm được các thành viên trong đoàn thẩm định nhớ mãi đó là trong chuyến đi thẩm định tại Lào Cai năm 2008. Khi thẩm định các DN xong, chuẩn bị lên đường về cũng là lúc lũ quét ập về, toàn bộ thành phố Lào Cai chìm trong biển nước. Chờ ngày thứ nhất, ngày thứ hai... đến khi có thông tin phải 1 tuần nữa mới thông đường, các thành viên quyết định không thể chờ tiếp bởi trong đoàn thẩm định có rất nhiều người là doanh nhân, công việc bộn bề. Cuối cùng các thành viên trong đoàn quyết định bỏ “tiền túi” thuê riêng một chuyến máy bay trực thăng về Hà Nội tiếp tục công việc của DN mình. Có lẽ đây là chuyến đi thẩm định “tốn” nhất.

Bức tranh tương phản

Tổng kết lại, câu hỏi được các DN đưa ra nhiều nhất đối với đoàn thẩm định là: Chúng tôi có khả năng đạt giải không và làm thế nào để đạt giải ? Nhất là sau khi có Top 10 thì rất nhiều DN hỏi về khả năng lọt vào Top này. Mỗi trưởng đoàn có những cách trả lời khác nhau nhưng câu trả lời chính xác nhất nằm ngay tại DN. Bởi để đạt được giải thưởng SVĐV, DN phải đáp ứng được 5 nhóm tiêu chí mà Ban tổ chức đưa ra: Năng lực cạnh tranh và vị thế thị trường của các sản phẩm mang tên thương hiệu; Công nghệ, môi trường và công tác quản lý chất lượng; Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu; Công tác quản lý, điều hành DN; Thành tích của DN trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội, thông qua hoạt động các trưởng đoàn có thể nắm bắt được thực trạng cũng như định hướng phát triển của DN để báo cáo trước hội đồng. Trên thực tế một số DN theo hồ sơ có kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt nhưng sau khi thẩm định đã bị loại do không đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như an toàn vệ sinh lao động.

Thông qua giải thưởng SVĐV đã phản ánh khá rõ bức tranh về hoạt động DN cũng như cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay: không phải ngẫu nhiên năm nào nhóm ngành hàng tài chính ngân hàng; xây dựng, bất động sản bao giờ cũng có số lượng doanh nghiệp tham gia đông đảo trong khi đó các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là các hàng hóa có giá trị gia tăng cao chưa nhiều. Nó phần nào lý giải vì sao hằng năm Việt Nam vẫn phải nhập siêu khá lớn. Vì vậy, Ban tổ chức cũng mong muốn rằng thông qua giải thưởng sẽ cổ vũ động viên tinh thần DN doanh nhân VN trong việc xây dựng và làm ra được nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh thành công với sản phẩm nhập ngoại.

Trong những năm đầu tổ chức nhiều ý kiến cho rằng khi xét trao giải có nên tính đến yếu tố vùng miền hay không. Cuối cùng tất cả đều thống nhất nên có. Điều này cũng rất quan trọng trong việc góp phần động viên khích lệ các DN tại các địa phương còn nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế nỗ lực xây dựng thương hiệu làm ra các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương, dần chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới. Bởi nếu đem so sánh một cách toàn diện thể thì các DN tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa sẽ không thể cạnh tranh được với các DN cùng lĩnh vực hoạt động tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng... Tất nhiên các DN phải đạt được các tiêu chí mà Ban tổ chức đề ra. Chính vì vậy khi đoàn thẩm định đến các DN tại các khu vực này thường phải xem xét kỹ rất nhiều yếu tố để đưa ra bảo vệ trước hội đồng.

(Theo Phan Nam // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp nội địa "nhắm" các công trình lớn
  • Giá trị bền vững
  • Hàng không giá rẻ lại có thêm đối thủ?
  • Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái: Đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ trong tháng đầu năm
  • Công ty Nông nghiệp Tô Hiệu: Năm 2010, phấn đấu tổng doanh thu 45 tỷ đồng
  • 3 phương án thu phí ô tô vào trung tâm TP.HCM
  • Euro Auto đẩy mạnh chính sách bán xe theo lô
  • Chủ tịch Toyota xin lỗi việc thu hồi hàng triệu ôtô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao