Thường thì vào những ngày xuân, ngoài việc thăm hỏi, chúc tụng nhau, mọi người luôn trò chuyện, tâm sự về cội nguồn, về văn hoá, lịch sử. Kèm theo đó là chuyện làm ăn, kinh doanh, chuyện về lịch sử thương mại... Năm nay, điều doanh nghiệp doanh nhân bàn nhiều có lẽ là chuyện liên kết, hợp tác giữa các DN, các ngành, giữa trong nước và quốc tế.
Trao đổi, bàn bạc, hợp tác, liên kết là vấn đề mấu chốt trong sự phát triển
của doanh nghiệp, doanh nhân cũng như nền kinh tế
Bí quyết về công nghệ
Lịch sử thương mại thế giới đã để lại một bức tranh hiện tại rất đa dạng cho nền kinh tế thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng thông qua việc phân bố không đồng đều về mức sống con người và trình độ phát triển. Vấn đề đặt ra là hiểu điều đó và nắm lấy lợi thế như thế nào ?
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, với một nền sản xuất công nghiệp, các ngành nghề tạo ra các sản phẩm cạnh tranh ngày càng ít phụ thuộc vào nguồn lực tự nhiên. Chính khả năng tạo ra được một năng suất cao hơn hẵn các đối thủ cạnh tranh khác là bí quyết để quốc gia này có sức cạnh tranh cao hơn quốc gia khác. Quốc gia càng có nhiều ngành nghề có năng suất lao động cao thì quốc gia đó càng có sức cạnh tranh cao. Năng suất lao động được xem là yếu tố quan trọng nhất trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập và VN cần phải làm được điều đó. Nhớ lại lời Bác Hồ đã từng dạy “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”. Trong đó Người giải thích chữ “Cần” là làm việc phải đề cao và phải có năng suất lao động...
Vậy, những nước có nền kinh tế hoặc ngành nghề có năng suất lao động và khả năng cạnh tranh thấp phải làm gì để thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ, quản lý, giao thông, tin học... như hiện nay ? Câu trả lời nằm chính trong nội tại của câu hỏi vừa đặt ra vì nó là cơ hội để các nước đang phát triển, các ngành công nghiệp và doanh nghiệp của họ phải nắm lấy nhằm nâng cao năng suất lao động. Muốn làm được điều đó thì phải học hỏi và nghiên cứu được bí quyết riêng của mình. Đương nhiên trước hết phải thực sự quyết tâm làm bằng được, cả góc độ Chính phủ lẫn Doanh nghiệp.
Liên kết thế nào ?
Sự khác biệt dễ nhìn thấy nhất giữa một nước phát triển và một nước kém phát triển chính là những ngành nghề liên quan đến hạ tầng cơ sở như trong lĩnh vực giao thông. Đó là sự khác biệt trong sự liên kết cũng như giải quyết sự chồng chéo và tản mạn của các đầu mối giao thông quan trọng như hàng không, đường sắt, dường bộ, thuỷ... Điểm dễ nhận thấy về vấn đề này ở các nước phát triển chính là sự liên kết hài hoà, hợp lý giữa các ngành nghề giao thông, giữa các đầu mối về cơ sở hạ tầng. Vậy còn trong lĩnh vực liên kết ngành công nghiệp ?
Các nhà nghiên cứu quản lý, nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra một hướng quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua liên kết ngành công nghiệp. Đó là mối quan hệ giữa quốc gia - các DN liên quan + liên kết ngành CN - khả năng cạnh tranh - mức sống người dân... Qua đó chúng ta có thể thấy Chính phủ tham gia việc nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô đối với các doanh nghiệp cũng như các chương trình hội nhập kinh tế quóc tế đối với ngành cong nghiệp. Tuy nhiên, liên kết ngành gồm các doanh nghiệp liên quan tham gia quá trình tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm là chiến lược trực tiếp nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, ngành nghề, doanh nghiệp và sản phẩm. Chính điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác phát triển hội nhập ngành nghề là việc cân đối việc phát triển hội viên trên cơ sở liên kết ngành nghề (theo chiều dọc) với lợi ích chung. Bên cạnh đó là việc phát triển hội viên trên cơ sở có công việc giống nhau (theo chiều ngang).
Một điểm trong vấn đề liên kết là đối với mỗi quốc gia cần có sự lựa chọn và ưu tiên trong quá trình xây dựng và phát triển liên kết ngành. lựa chọn và ưu tiên đó cần phải dựa trên nguyên tắc ngành công nghiệp đó phải giữ được những giá trị cơ bản của nền kinh tế, đảm bảo được các giá trị truyền thóng, ổn định cả vèe kinh tế, chính trị và giải quyết cong ăn việc làm cho xã hội. Bản thân các ngành đó phải mang tính định hướng, là động lực phát triển cho các ngành phụ trợ nhằm nâng cao trình độ nhân lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; xác định rõ ngành đó có khả năng cạnh tranh và hợp tác để xây dựng mô hình phát triển liên kết. Vậy lấy điều gì để lựa chọn những ngành đó? Chúng ta có thể lựa chọn bằng cách sử dụng các công cụ phân tích như khó khăn thuận lợi, đối thủ cạnh tranh, khả năng cạnh tranh.. Qua phân tích này, ngoài việc lựa chọn được các ngành, nghề cần liên kết, chúng ta sẽ xác định được những thuận lợi, khó khăn cũng như đưa ra được những dự báo và giải pháp nhằm khắc phục những thách thức và tận dụng tốt cơ hội. Trong việc phân tích thì vấn đề phân tích về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp VN và các doanh nghiệp xác định rõ đối thủ chiến lược của mình. Còn phân tích khả năng cạnh tranh lại đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn xây dựng và phát triển ngành công nghiệp cũng như mối liên kết...
Năm 2010 là năm VN có nhiều sự kiện lớn như kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long... và đây sẽ là cơ hội nghìn năm để đưa ra những thông điệp liên kết của đất nước, của các ngành nghề, lĩnh vực nhằm nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh và phát triển bền vững quốc gia.
(Theo // Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com