Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gian nan kiểm soát chuyển giá

Lắp ráp đồ điện tử tại một nhà máy có vốn đầu tư của Nhật. Ảnh: Lê Toàn.

Tình trạng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) báo cáo thua lỗ đã kéo dài trong thời gian qua là do Việt Nam chưa có công cụ kiểm soát hữu hiệu hiện tượng chuyển giá, một trong nguyên nhân đằng sau sự thua lỗ này.

Nhiều hệ lụy...

Việc chuyển giá (transfer pricing) bằng cách định giá quá cao hoặc quá thấp trong hoạt động thương mại giữa nội bộ công ty của các công ty đa quốc gia nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận từ nước có thuế cao sang nước có thuế thấp là cách các doanh nghiệp FDI đang thực hiện để tránh thuế. Cụ thể, các doanh nghiệp FDI nhập khẩu nguyên liệu máy móc đầu vào từ công ty mẹ ở mức giá cao. Sau đó, họ bán lại hàng hóa sản xuất ở Việt Nam cho công ty mẹ với giá thấp, các doanh nghiệp FDI “né” được thuế thu nhập doanh nghiệp, và tiếp tục được hoàn thuế giá trị gia tăng.

Cách làm của các doanh nghiệp này đã gây thất thoát nguồn thu thuế trong nước. Theo bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, tình trạng này kéo dài sẽ làm cho các doanh nghiệp FDI “lờn thuốc” đối với hệ thống pháp luật của Việt Nam. Doanh nghiệp FDI kê khống giá nhập khẩu nguyên liệu máy móc thiết bị từ công ty mẹ ở nước ngoài cũng làm cho mức nhập siêu tăng lên. Hậu quả của việc này là giá thành sản phẩm do các doanh nghiệp FDI sản xuất ra trở nên đắt hơn. Giá thành cao là cơ sở để các doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ. Nguy hiểm hơn, tình trạng này kéo dài sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh, cạnh tranh không bình đẳng với doanh nghiệp trong nước.

Việc nhập khẩu nguyên liệu, máy móc cao hơn giá trị thực cũng là một trong những nguyên nhân làm mất cân đối cán cân ngoại tệ và góp phần gây nên tình trạng nhập siêu. Một số cơ quan nhà nước vẫn cho rằng, tình trạng nhập siêu của Việt Nam hiện chủ yếu là do các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp FDI vẫn xuất siêu là không chính xác.

Thực tế, hiện các doanh nghiệp FDI xuất siêu là do số liệu này được tính theo tổng kim ngạch xuất khẩu, kể cả dầu thô. “Số lượng doanh nghiệp FDI xuất khẩu nhiều đều nằm trong nhóm các doanh nghiệp khai thác xuất khẩu tài nguyên thô, nên họ có kim ngạch lớn”, bà Phạm Chi Lan khẳng định.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI hoạt động ở Việt Nam chủ yếu trong những ngành thâm dụng nhiều lao động. Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam chủ yếu vẫn là nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài về thực hiện công đoạn gia công. Một số doanh nghiệp FDI không sử dụng nguồn nguyên liệu và vật tư có sẵn trong nước, họ chủ yếu tận dụng đất đai và lao động giá rẻ ở Việt Nam trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Cần có cơ quan kiểm soát tốt hơn

Căn nguyên của việc chuyển giá, theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, là do nhiều năm qua Việt Nam đã thu hút đầu tư theo kiểu gia công, tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm trong nước thấp. Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để nhìn nhận lại chiến lược thu hút đầu tư trong thời gian qua. Nhà nước cần sớm đưa ra chiến lược tái cấu trúc lại luồng đầu tư hợp lý hơn trong bối cảnh này, dựa trên cơ sở thu hút và chọn lọc những ngành mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn.

Để kiểm soát vấn đề “lỗ giả lãi thật” của các doanh nghiệp FDI, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhiều hơn. Theo bà Phạm Chi Lan, Việt Nam cần gấp rút xây dựng một hệ thống theo dõi giá cả thị trường thế giới. Cơ quan cụ thể ở đây là ngành thuế cần kiểm tra những báo cáo tài chính, kiểm toán chặt chẽ hơn. Những số liệu của các báo cáo cần được so sánh đối chiếu, căn cứ trên giá thực tế ở những thị trường nhập khẩu, những quốc gia có đặt trụ sở của công ty mẹ. Xác minh những số liệu này là không quá khó để các cơ quan kiểm tra có cơ sở bác bỏ những thông tin và báo cáo sai sự thật của các doanh nghiệp FDI.

Một chuyên gia kinh tế khác cũng cho rằng, về phía nhà nước, hai quốc gia (Việt Nam và một quốc gia khác có doanh nghiệp đầu tư ở Việt Nam) cần sớm xây dựng quy định hợp lý về chuyển giá. Giá nhập khẩu của doanh nghiệp FDI gần với giá của thị trường sẽ chống được hiện tượng chuyển giá giữa các chi nhánh doanh nghiệp ở hai nước. Thông tư về chống chuyển giá được ban hành tháng 12-2005 và có hiệu lực từ 26-1-2006 nhằm kiểm soát việc chuyển giá của các doanh nghiệp FDI.

Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn “bó tay” trước tình hình báo cáo lỗ của các doanh nghiệp FDI. Kiểm soát việc chuyển giá theo thông tư này đã không được thực hiện tốt. Các cơ quan nhà nước đưa ra các văn bản, quy định, nhưng các cơ quan chịu trách nhiệm thi hành lại làm không tới nơi tới chốn... Lẽ ra các cơ quan thực thi những quy định này cần “mạnh tay” hơn với các doanh nghiệp FDI có dấu hiệu “không minh bạch”, nhưng ngược lại họ lại thả nổi vấn đề này vì nhiều lý do, trong đó có cả vấn đề năng lực cán bộ.

Nhà nước cần tăng cường năng lực đội ngũ làm chuyên môn, chuyên trách về những lĩnh vực như thuế hoặc kiểm soát giá. Cụ thể là mỗi chuyên viên cần được đào tạo về chuyên môn, trang bị phương tiện làm việc tốt hơn nhằm nắm bắt và cập nhất kịp thời về giá cả thị trường thế giới. Công việc kiểm tra kiểm soát giá cả phải được tiến hành thường xuyên, nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp FDI “lách” luật. Đội ngũ thực hiện công việc này phải tận tâm, trong sạch và tất nhiên họ phải được trả lương xứng đáng để tránh tình trạng móc ngoặc với doanh nghiệp trong vấn đề chuyển giá.

(Theo Sơn Nghĩa // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Nhiều ngân hàng điện tử tồn tại lỗ hổng an ninh mạng
  • Lập hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao
  • Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng- 50 năm lớn lên cùng thành phố Cảng
  • Đông doanh nghiệp “ngoại” tham gia Vietnam Auto&Petrol 2010
  • 13% doanh nghiệp có nguy cơ phá sản
  • Jetstar, Air Canada hợp tác bán vé
  • Cột mốc mới cho hàng Việt
  • Thành lập doanh nghiệp có vốn ĐTNN: Chưa thông khâu thủ tục
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao