Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thành lập doanh nghiệp có vốn ĐTNN: Chưa thông khâu thủ tục

Về bản chất, phương án mới về thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, không khác nhiều so với quy định hiện hành.

Theo phương án này, với doanh nghiệp mà nhà ĐTNN lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam sở hữu trên 49% vốn điều lệ, người thành lập doanh nghiệp phải có dự án đầu tư, phải làm thủ tục đầu tư đồng thời với thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Với các doanh nghiệp có ít hơn 49% vốn điều lệ là vốn góp của nhà ĐTNN, Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 139/2007/NĐ-CP đề nghị cũng áp dụng thủ tục đầu tư đồng thời với thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp (thay vì chỉ đăng ký kinh doanh), nhưng người thành lập doanh nghiệp không phải trình dự án đầu tư.

Quan điểm của Ban soạn thảo là các thủ tục này căn cứ trên khoản 4, Điều 29, Luật Đầu tư (quy định nhà ĐTNN áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên). Điều quan trọng nhất, theo ông Phan Đức Hiếu, thành viên Ban soạn thảo, thủ tục trên được các doanh nghiệp, các nhà đầu tư ủng hộ. “Quy định này hướng dẫn một cách cụ thể một số nội dung chưa thật sự rõ của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư”, ông Hiếu phân tích.

Tuy nhiên, vướng mắc nổi lên chính là điểm chưa thật sự rõ ràng của hai bộ luật này. Trong hội thảo lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 139/2007/NĐ-CP do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, nhiều công ty tư vấn luật cho biết, trong khi họ hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp theo Nghị định 139/2007/NĐ-CP, thì phía cơ quan đăng ký kinh doanh lại có cách ứng xử rất khác nhau.

“Thực tế các thủ tục theo quy định của Nghị định 139/2007/NĐ-CP đã không áp dụng được từ sau tháng 10/2009. Phần lớn cơ quan đăng ký kinh doanh khi tiếp nhận hồ sơ thấy có yếu tố nước ngoài đều hướng dẫn sang bộ phận đăng ký đầu tư của UBND tỉnh, thành phố cho dù tỷ lệ góp vốn của nhà ĐTNN là bao nhiêu vì họ căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 50, Luật Đầu tư”, luật sư Cao Bá Trung, Giám đốc Công ty Luật Incip cho biết. Như vậy, các nhà ĐTNN lần đầu đầu tư vào Việt Nam sẽ phải xây dựng một hồ sơ dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Vấn đề đặt ra là, khi tham gia đấu giá quyền thực hiện một dự án nào đó tại Việt Nam (chẳng hạn như đấu giá quyền thu phí giao thông với đối tác trong nước), nhiều nhà ĐTNN không biết chắc mình có trúng thầu dự án hay không để làm hồ sơ dự án trình cơ quan đăng ký đầu tư. “Trong trường hợp này, chúng tôi buộc phải tư vấn nhà ĐTNN ẩn sau doanh nghiệp trong nước. Có nghĩa là phía Việt Nam sẽ tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh, sau đó làm thêm một bước là bán cổ phần với tỷ lệ dưới 49% cho nhà ĐTNN. Tất nhiên, với cách này, nguy cơ xảy ra tranh chấp là cao”, một luật sư thẳng thắn chia sẻ.

Rõ ràng, ngay cả với phương án mà Ban soạn thảo đưa ra, một câu hỏi không dễ trả lời là tính khả thi trong thực tế sẽ như thế nào? Liệu có cần thêm quy định để áp dụng chuẩn tắc các thủ tục hay không?

Ông Nguyễn Đình Cung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Về nguyên tắc, nếu để đảm bảo tính hệ thống của pháp luật thì việc sửa đổi cũng phải tuân thủ theo tính hệ thống. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi những thay đổi mang tính hệ thống, thì nên tiếp tục duy trì những cơ chế đã được chứng minh là hợp lý, khả thi. Nếu cơ chế có vấn đề thì sửa đổi, nhưng nếu vấn đề do thực hiện chưa đúng thì phải chấn chỉnh người thực hiện, chứ không phải là thay đổi cơ chế theo người thực hiện.

Hơn thế, trong bối cảnh luật pháp vẫn còn những sự khác biệt, có lẽ nên vận dụng những quy định hiện có theo hướng có lợi hơn cho doanh nghiệp.

Luật sư Đặng Thị Dung - Công ty Luật DDZ

Trước đây, chung tôi đã tiến thành thủ tục thành lập doanh nghiệp mà vốn ĐTNN chiếm không quá 49% theo thủ tục đăng ký kinh doanh đúng, như quy định của Nghị định 139/2007/NĐ-CP cho khách hàng. Khi đó, chúng tôi bị từ chối lĩnh vực kinh doanh rượu với lý do là bị hạn chế theo cam kết với WTO. Sau 3 năm, khi tiến hành thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, chúng tôi bị Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội từ chối và yêu cầu phải làm thủ tục đăng ký đầu tư. Khi tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư thì chúng tôi lại bị vướng bởi các quy định về lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn mà mình đã được chấp nhận đăng ký kinh doanh trước đó cũng với lý do cam kết WTO. Đến giờ, chúng tôi vẫn chưa giải quyết được vướng mắc này.

Như vậy, có nên quy định nhà ĐTNN lần đầu đầu tư vào Việt Nam thành lập doanh nghiệp sở hữu dưới 49% vốn điều lệ được đăng ký kinh doanh như doanh nghiệp trong nước ở tất cả các lĩnh vực hay có giới hạn?

Ông Lê Nết - Luật sư thành viên Công ty Luật LCT

Sẽ là tốt nhất nếu thực sự thực hiện được thủ tục đăng ký kinh doanh như với doanh nghiệp trong nước đối với doanh nghiệp có vốn nhà ĐTNN lần đầu đầu tư vào Việt Nam dưới 49% vốn điều lệ. Nhưng cũng phải cân nhắc sự thống nhất giữa các quy định của pháp luật.

(Theo Bảo Duy // Báo đầu tư)

  • CDI và những dự án phát triển nhà ở xã hội
  • Doanh nghiệp chào thua... lãi suất
  • Vincom Center sẽ khai trương ngày 30- 4
  • Indochina Airlines gần như ngừng hoạt động
  • Chi phí đầu vào tăng cao: Doanh nghiệp phấn đấu bình ổn giá
  • Việt Tiến khai thác thị trường Lào
  • 3G, đích ngắm mới của tội phạm mạng
  • Ký kết dùng chung hạ tầng viễn thông tại quận Hoàn Kiếm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao