Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Google và Yahoo tranh giành thế giới Arập

Hai gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin trực tuyến là Google Inc và Yahoo đang tranh giành quyết liệt thị trường Arập đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác bao nhiêu.
 
Google nhắm vào thế giới "Một nghìn một đêm lẻ" (Ảnh minh họa: Internet)

Gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin trực tuyến Google Inc (Mỹ) dự báo số người sử dụng Internet bằng tiếng Arập tại khu vực Maghreb và Trung Đông sẽ tăng mạnh vì mức độ phổ cập mạng Internet tại đây tăng nhanh. Google hy vọng sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ sự tăng trưởng này bằng việc cung cấp nhiều công cụ và dịch vụ đặc biệt ở các nước Arập.

Theo dự đoán của các quan chức của Google, số người sử dụng Internet bằng tiếng Arập tại Trung Đông và Bắc Phi sẽ tăng gần 50% trong ba năm tới. Google cho biết năm 2010 số người sử dụng Internet bằng tiếng Arập tại khu vực MENA tăng thêm 9 triệu người so với năm 2009, lên hơn 52 triệu người và sẽ tăng lên 82 triệu người vào năm 2013.

Helene Barrot, phụ trách truyền thông của Google France, giải thích sự gia tăng mạnh mẽ này chủ yếu nhờ mức độ phổ cập mạng Internet tại khu vực này nhanh, cũng như những nỗ lực về mặt dịch thuật cho phép thu thập được nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên, thành công của Google tại đây mới chỉ mang tính tương đối. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trên thế giới có hơn 320 triệu người nói tiếng Arập, trong khi đó chỉ có 1% nội dung trực tuyến bằng tiếng Arập.
Để giải quyết tình trạng trên, Google đang nỗ lực làm cho các dịch vụ của mình như Google News, Gmail, Google Chrome ... có thể dùng được tiếng Arập trong khoảng thời gian 90 ngày và phát triển các sản phẩm mang tính đặc thù của khu vực này.

Trong số những công cụ này có Google Ta3rib, một hệ thống chuyển ngữ cho phép người dùng Internet không có bàn phím tiếng Arập nhưng vẫn có thể dùng được ngôn ngữ này. Trang web Ahlan tung ra tháng 4/2010 giúp những người mới sử dụng Internet học cách sử dụng một số ứng dụng của Internet như chat, email, chia sẻ thông tin, xem các đoạn video clip trên YouTube.

Trong nỗ lực nhằm tăng khối lượng nội dung bằng tiếng Arập trên mạng, Google cũng đã đưa ra những công cụ tìm kiếm cho phép cung cấp những thông tin chuyên biệt. Hiện nay, có 13 nước có thể sử dụng dịch vụ này là Ai Cập, Marocco, Algeria, Lybia, Palestine, Oman, Jordan, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Qatar, Kuweit, Saudi Arabia và Lebanon.

Tuy nhiên, không chỉ có Google làm ăn tại thị trường này. Đối thủ của họ là Yahoo trong năm 2009 đã thông báo mua lại Maktoob.com, một trong những cổng thông tin điện tử tiếng Arập lớn nhất thế giới. Thông qua vụ mua bán trị giá 82 triệu USD này, Yahoo muốn thâu tóm toàn bộ 16,5 triệu người đang sử dụng dịch vụ của Maktoob, cũng như tăng cường sự hiện diện tại những thị trường mới nổi này.

Tháng 12/2006, Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên mạng chiếm 50,8% thị phần, vượt xa so với Yahoo (23,6 %) và Window Live Search (8,4%). Google liên kết với hàng tỷ trang web nên người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin mong muốn thông qua các từ khóa và các toán tử.

Google cũng tận dụng công nghệ tìm kiếm của hãng vào nhiều dịch vụ tìm kiếm khác, bao gồm dịch vụ tìm ảnh Image Search, Google News, trang web so sánh giá cả Froogle, cộng đồng tương tác Google Groups, Google Maps...

(Theo Bình Quân // Tamnhin // IDG News Service)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao