Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội: Không cổ phần hóa doanh nghiệp bằng mọi giá

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc TP năm 2010 theo Quyết định số 2065/QĐ-TTg (ngày 9-12-2009) của Thủ tướng Chính phủ, nhằm bảo đảm 100% DNNN thuộc TP được sắp xếp, chuyển đổi thành công ty cổ phần, hoặc TNHH một thành viên (MTV) trước 1-7-2010 theo quy định của Luật DN.

37 DNNN sẽ được sắp xếp, chuyển đổi
 
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội sẽ được chuyển đổi theo mô hình
Công ty TNHH một thành viên. Ảnh: Bảo Kha

Trong danh mục DNNN độc lập thuộc các sở, ngành, có 4 công ty TNHH MTV được chuyển đổi quản lý theo mô hình công ty mẹ - công ty con, gồm các công ty: Chiếu sáng và Thiết bị đô thị; Môi trường đô thị; Thống Nhất; Cung ứng nhân lực và Thương mại quốc tế. 23 công ty, tổng công ty khác được chuyển thành Công ty TNHH MTV, trong đó có các đơn vị: Cấp nước Hà Đông; Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội; Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội; Kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội; Công ty mẹ của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị; Tổng Công ty Thương mại Hà Nội; Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội; Tổng Công ty Vận tải Hà Nội... Đến hết năm 2010 sẽ cổ phần hóa (CPH) 9 công ty, gồm: Cảng Hà Tây; Dịch vụ truyền thanh - truyền hình Hà Nội; Sản xuất - xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội; Thương mại và Đầu tư Hà Nội... Riêng Công ty Kỹ thuật điện thông đã được Thủ tướng cho phép giải thể trong năm 2010. Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND TP Hà Nội căn cứ tiêu chí, danh mục phân loại DNNN để quyết định tỷ lệ cổ phần do Nhà nước nắm giữ tại các DN 100% vốn nhà nước thực hiện CPH. Bên cạnh đó, TP xây dựng đề án thành lập Công ty Đầu tư tài chính Hà Nội, báo cáo Thủ tướng trong quý I-2010; chỉ đạo Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị phối hợp với Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN cơ cấu lại Công ty Sản xuất công nghiệp và xây lắp Hà Nội để chuyển thành công ty cổ phần trong năm 2010.

Bảo đảm chất lượng khi cổ phần hóa

Đến nay, Hà Nội đã sắp xếp, đổi mới được 321 DN. Trong đó có 169 DN được CPH, 5 tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tổng giá trị vốn nhà nước của 169 DN đã CPH là gần 1.200 tỷ đồng. Tổng vốn điều lệ hơn 2.100 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm giữ gần 930 tỷ đồng (tương ứng 44,08% vốn điều lệ). Sau CPH, hầu hết các DN đều ổn định và phát triển; các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và thu nhập bình quân của người lao động đều tăng (doanh thu tăng 22,28%; lợi nhuận tăng 353%, nộp ngân sách tăng 266,98%).

Tuy nhiên, quá trình CPH đã bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó có việc chậm tiến độ, vốn huy động được sau CPH không nhiều, số nhà đầu tư nước ngoài có trình độ quản trị, công nghệ còn ít... Thậm chí, không ít trường hợp CPH còn khép kín, nội bộ; nhiều DN được CPH với giá trị dưới giá trị thực. Ngoài ra, một số DN sợ mất quyền lãnh đạo, nên xây dựng quy mô vốn điều lệ thấp và hạn chế số lượng cổ phần bán ra ngoài. Phần lớn các công ty cổ phần đều muốn trì hoãn tiến độ đăng ký công ty đại chúng, đăng ký giao dịch, đăng ký niêm yết do tâm lý lo ngại sự tham gia của các nhà đầu tư bên ngoài. Ngoài ra, phương án sản xuất, kinh doanh sau CPH còn hình thức, các phương thức quản trị kinh doanh tiên tiến chưa được áp dụng…

Để DN hoạt động hiệu quả sau CPH, Nhà nước chỉ giữ 100% vốn tại các DN quốc phòng, an ninh; DN công ích quan trọng; công ty mẹ của một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty hoạt động trong những ngành, nghề liên quan đến an ninh quốc gia về kinh tế, quản lý, khai thác nguồn tài nguyên, khoáng sản quan trọng... Nhà nước cũng cần đổi mới chính sách đầu tư tạo lập tài sản, quyền sở hữu, quản lý tài sản phục vụ mục tiêu cung ứng sản phẩm và dịch vụ công ích theo hướng Nhà nước có trách nhiệm đầu tư tạo lập những tài sản cần đầu tư lớn mà các DN không có khả năng đầu tư hoặc không muốn đầu tư để giao hoặc tổ chức đấu thầu cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích. Các cơ quan quản lý nhà nước nên hạn chế việc can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính vào quá trình quản trị điều hành của DN, mà nên ban hành quy định về người đại diện sở hữu vốn nhà nước và thực hiện quyền của Nhà nước với DN như một cổ đông bình đẳng với những cổ đông khác…

CPH là việc cần làm để tái cơ cấu DNNN, nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. Ngoài ra, CPH cũng góp phần hình thành các DN có quy mô lớn, đa ngành, đa lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc đổi mới tư duy kinh tế, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - DN và người lao động. Song không vì thế mà đẩy nhanh tiến độ CPH bằng mọi giá, cần bảo đảm chất lượng khi CPH DN.

(Theo Thanh Hiền  // Hanoimoi Online)

  • Park City Hà Nội: Sẽ thật sự xanh!
  • Vietcombank Hà Nội: 25 năm xây dựng và phát triển
  • Bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp nhà nước
  • Doanh số bán hàng của Toyota giảm mạnh
  • Triển vọng lợi nhuận 2010: Doanh nghiệp tại Việt Nam lạc quan nhất
  • Hãng Hyundai Motor thu hồi 47.300 xe Sonata
  • Nokia, Intel hợp lực trong cuộc đua phần mềm điện thoại
  • Vinachem dành gần 8.600 tỷ đồng cho đầu tư phát triển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao