Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nokia, Intel hợp lực trong cuộc đua phần mềm điện thoại

tinkinhte.com
Ảnh: Reuters

Nokia và Intel cho biết hai hãng này sẽ hợp sức với nhau để cho ra đời một phần mềm smartphone trong khi Microsoft tiết lộ hệ điều hành điện thoại mới, Window Phone 7, khi các hãng cùng tăng tốc trong cuộc đua với Apple và Google.

Nokia, hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, hôm thứ Hai cho biết hãng này sẽ sáp nhập phần mềm Linux Maemo, được dùng trong điện thoại N900, với phần mềm Moblin của Intel, vốn cũng dựa trên phần mềm mã nguồn mở Linux, để tạo ra một phần mềm mới, gọi là MeeGo.

“Họ hiểu rằng cách duy nhất để đánh bại Microsoft, Google  và Apple là bằng phạm vi sử dụng, dùng phần mềm này để trang bị cho nhiều thiết bị hơn.  Tuy nhiên, các hãng này vẫn chưa nhận thấy rằng không phải cứ tạo ra thật nhiều tiện ích, mà quan trọng hơn là phải tạo ra những thứ mà khách hàng ưa thích. Con ong không bay đi tìm vườn hoa rộng nhất mà chỉ đi tìm những loài hoa đẹp nhất,” John Strand, người đứng đầu của công ty Strand Consult tuyên bố sau lễ công bố tại hội chợ World Congress Mobile.

công nghiệp điện thoại di động đang ngày càng chú trọng đến smartphone, tức các điện thoại có thêm các chức năng như máy vi tính, có màn hình rộng hơn so với các điện thoại bình thường, mà doanh thu có thể vượt qua các loại điện thoại khác ngay trong năm nay.

Hồi tháng 10 năm ngoái, Microsoft nâng cấp lại phần mềm điện thoại di động được chờ đợi từ lâu, Window Mobile 6.5, nhưng được đón nhận khá lãnh đạm và bị giới chuyên gia đánh giá là có sức cạnh tranh yếu.

Hãng này đã thua cuộc giành lấy các khách hàng dùng điện thoại di động cao cấp trong mấy năm qua, chỉ chiếm 8,8% thị trường hệ thống smartphone trên thế giới trong năm qua, theo công ty phân tích kỹ thuật Canalys, giảm so với 13,9% năm trước đó, 2008.

“Chúng tôi hy vọng số bảy là con số may mắn của chúng tôi, Tổng giám đốc Steve Ballmer nói trong cuộc họp báo.

Với việc tung ra phần mềm Windows Phone 7, Microsoft chú trọng đến thu hút khách hàng sử dụng hàng ngày cũng như thị trường chính là giới doanh nghiệp.

Điện thoại di động Phone 7 được các công ty gồm HTC, Samsung và Sony Ericsson sản xuất, sẽ có đặc điểm là màn hình cảm ứng với  truy cập nhanh với các chức năng mạng xã hội như Facebook, âm nhạc và video từ phần mềm Zune của Microsoft và các trò chơi kết nối với hệ Xbox.

Microsoft nói rằng đối tác cung cấp mạng chính của mình là AT&T và Orange France Telecom và các loại điện thoại mới sẽ có mặt tại các cửa hàng vào mùa lễ hội cuối năm.

“Chúng tôi thực sự cố gắng theo sát thị trường đời sống. Mọi người làm việc và sống và tôi cho rằng họ sử dụng điện thoại cũng không khác biệt lắm so với cuộc sống, vì thế chúng tôi cần phải hỗ trợ mọi khía cạnh cuộc sống của con người, Ballmer trả lời phỏng vấn của hãng Reuters.  

Microsoft là nhà sản xuất phần mềm điện thoại duy nhất lớn thu phí đối với người sử dụng điện thoại và Ballmer nói rằng hãng này không có kế hoạch thay đổi chính sách thu phí của mình.

“Window 7 là canh bạc lớn của Microsoft trong việc tìm cách đưa hãng này trở lại đường đua. Với phần mềm này họ sẽ không vung tiền ra chỉ để tái khẳng định mình trong giới mà thôi, Ben Wood, giám đốc công ty nghiên cứu điện thoại CCS Insight có trụ sở tại Anh nói.

Trong khi đó các thông tin từ hai hãng Intel và Nokia lại mang đến những điều ngạc nhiên cho giới điện thoại.

Cách đây ba tháng Nokia tung ra dòng điện thoại Maemo đầu tiên – kết quả của một dự án phát triển trong 5 năm và giới phân tích đánh giá rằng Maemo làm tăng cơ hội thành công của hãng này trong thị trường điện thoại di động.

Thị trường các phần mềm điện thoại di động dẫn đầu vẫn là Symbian của Nokia, tuy nhiên sản phẩm này cũng đã mất thị phần khá nhiều gần đây vào tay nhà sản xuất Apple, BlackBerry và Google.

Nokia nói rằng hãng này vẫn cam kết dùng Symbian trong hầu hết các smartphone, nhưng sẽ sử dụng MeeGo trong các mẫu tân tiến nhất.

Thương vụ vừa công bố hôm thứ Hai với Intel cũng nâng cơ hội để hãng Intel đưa các con chip của mình vào trong các điện thoại của Nokia, vốn đang kiểm soát khoảng 40% thị trường điện thoại toàn cầu, và cổ phiếu của Nolkia tăng 0,3% lên 9,49 euro.  

“Chúng tôi tin sự hợp tác này sẽ mang lại kết quả doanh thu lớn cho Intel, John Jackson, một nhà phân tích của CCS Insight nói.

Google cho biết hãng này cảm thấy thoải mái với sự phát triển trên thị trường này.

“Google có lợi ích khi bất kỳ ai sản xuất ra một loại điện thoại nào có khả năng kết nối web. Nếu Intel và Nokia có thể đưa ra sáng kiến chúng tôi nghĩ điều đó hết sức thú vị, Vic Gundotra, người đứng đầu bộ phận kỹ thuật điện thoại của Google nói với báo giới.

Các nhà mạng lại muốn có các số lượng các hệ điều hành nhỏ hơn, vì hỗ trợ các hệ này phải hợp thời và tốn kém, thế nhưng số lượng trong những năm gần đây lại chỉ gia tăng chứ không giảm.

Samsung, hãng sản xuất điện thoại lớn thứ hai trên thế giới cũng tham gia đường đua hôm Chủ nhật bằng cách công bố chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng hệ điều hành của hãng này, gọi là “bada”.

Thế nhưng hiện nay hệ điều hành máy tính mã nguồn mở Linux lại đang bắt đầu đứng vững với việc  Google sử dụng Linux cho hệ Androil và Nokia tung ra mẫu N900 đỉnh nhất cũng sử dụng Linux Maemo.  

“Đã có một bước thay đổi sang sử dụng Linux trong điện thoại di động, và hiện nay chưa một hệ điều hành nào khác phù hợp với vùng phủ sóng di động của Linux cả”, Morgan Gillis, người đứng đầu LiMo, một quỹ của người sử dụng hệ thống mạng không dây Linux cho biết.

(Theo Phi Tuấn // Thời báo kinh tế Sài Gòn // Reuters)

  • Vinachem dành gần 8.600 tỷ đồng cho đầu tư phát triển
  • AIG tiếp tục bán chi nhánh với giá 15,5 tỷ USD
  • Thomson Reuters tăng cường cam kết tại Châu Á Thái Bình Dương
  • Khi hãng thời trang siêu quý tộc kiện hãng ôtô hàng đầu
  • Apple kiện HTC vi phạm sáng chế
  • Khai trương đường bay thẳng giữa Hà Nội-Yangon
  • Di động cạnh tranh “thời bão hòa”: Chất lượng!
  • Doanh nghiệp vượt khó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao