Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Jetstar Pacific bị 'thổi còi' vì tiếp thị hình ảnh hãng nước ngoài

Lý do Jetstar Pacific Airlines bị "thổi còi" theo Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh, là do hãng đã "cố tình" quảng cáo biểu tượng của Jetstar - một hãng hàng không của Australia - mà chưa được sự đồng ý của Cục. Điều này đã gây sự hiểu lầm cho người tiêu dùng rằng Jetstar Pacific Airlines là hãng hàng không nước ngoài đang khai thác đường bay nội địa tại VN.
"Chúng tôi yêu cầu trong các chương trình quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, biểu tượng, hình ảnh tại các điểm bán vé của hãng này phải có chỉ dẫn Jetstar Pacific Airlines dưới tên công ty đã được cấp giấy phép kinh doanh", ông Thanh nói.
Theo yêu cầu của Cục Hàng không, thay vì chỉ sử dụng thương hiệu Jetstar để quảng cáo, hãng này phải bổ sung tên giao dịch “Jetstar Pacific” hoặc tên đầy đủ “Công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific Airlines” vào các chương trình quảng cáo, biển phòng vé, quầy làm thủ tục tại sân bay... theo đúng quy định của Luật Hàng không VN.
 

Kể từ có quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động đến nay, Pacific Airlines (nay là Jetstar Pacific Airlines) vẫn giữ nguyên cơ cấu hoạt động của Hội đồng quản trị, gồm 4 ủy viên Việt Nam (kể cả Chủ tịch Hội đồng quản trị), 2 ủy viên người Australia. Ban điều hành có 6 vị trí chủ chốt, trong đó 4 vị trí là người Việt Nam (Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc Kỹ thuật, Phó Tổng giám đốc Thương mại, Kế toán trưởng), 2 vị trí là người Australia (Phó Tổng giám đốc Điều hành, Phó Tổng giám đốc Tài chính). Theo Nghị định 76 về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không, tỷ lệ người nước ngoài trong Ban điều hành tối đa là 1/3.
Theo phía Jetstar Pacific Airlines đã có văn bản giải trình với Cục Hàng không VN và Bộ Giao thông Vận tải. Hãng cũng thông báo bổ sung tên giao dịch “Jetstar Pacific” hoặc tên đầy đủ “Công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific Airlines” vào chương trình quảng cáo và các biển phòng vé.
Riêng chương trình quảng cáo thương hiệu (brand advertising) trên đường bay nội địa là hãng vẫn tiếp tục duy trì với lý do nhằm mục đích làm cho người tiêu dùng Việt Nam quen dần với thương hiệu Jetstar.
Tại thời điểm 23/5 Pacific Airlines công bố đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines, đã xuất hiện những ý kiến trái ngược. Nhiều người cho rằng khi có yếu tố nước ngoài tham gia, cạnh tranh sẽ góp phần thúc đẩy thị trường hàng không phát triển. Khi ấy bản thân ông lớn Vietnam Airlines sẽ phải nhìn lại mình để cải tổ bộ máy, đem lại quyền lợi thiết thực hơn cho người sử dụng. Điều này có thể nhận thấy rất rõ ở lĩnh vực viễn thông khi có sự tham gia của Viettel, S-Fone... bên cạnh gã khổng lồ VNPT.
Tuy nhiên cũng không ít người "ngậm ngùi" cho một cái tên Pacific Airlines có từ 17 năm giờ biến mất. Sau khi đổi tên, các khâu tiếp thị, quảng cáo, trang chí máy bay, website đặt chỗ đến đồng phục nhân viên... đều mang màu sắc của hãng Jetstar chứ không mang biểu tượng Pacific Airlines.
Thậm chí một quan chức Vietnam Airlines khi trao đổi với VnExpress còn đặt câu hỏi: Luật Hàng không VN hiện cũng chưa cho phép một hãng hàng không nước ngoài kinh doanh trên trục bay nội địa (một quyền mà Tổ chức hàng không thế giới thừa nhận), vậy việc Jetstar đưa được thương hiệu của mình vào khai thác nội địa tại VN có phải là một cách lách luật không?

Trao đổi với VnExpress, Tổng giám đốc Jetstar Pacific Airlines Lương Hoài Nam khẳng định: "Không có chuyện hãng lách luật, không có chuyện chúng tôi bán thương quyền bay cho Australia. Những thông tin về việc Pacific Airlines bán mình hoàn toàn bị đặt và không có cơ sở".
Theo ông Nam, Pacific Airlines vốn không phải là thương hiệu mạnh và có một thời gian dài hãng đứng bên bờ vực phá sản, do vậy, việc mua quyền sử dụng thương hiệu của Jetstar là một giải pháp tốt. "Thương hiệu Pacific Airlines không mất đi mà có những tình huống mà chúng tôi buộc phải quay lại sử dụng thương hiệu", ông Nam nói. Theo hợp đồng với Jetstar, nếu hãng không đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn, an ninh hàng không của Australia, hoặc không đáp ứng được chất lượng dịch vụ của Jetstar gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của họ thì Pacific Airlines sẽ mất quyền sử dụng thương hiệu Jetstar.
Kể từ khi đổi tên, mã code BL vẫn được Jetstar Pacific Airlines sử dụng trên tất cả các chuyến bay theo đúng quy định của Luật Hàng không. Điều này có nghĩa hai hãng Jetstar Airway và Qantas Airway của Australia không được khai thác thương quyền của Jetstar Pacific Airlines.
Tuy nhiên, là người nhượng quyền thương hiệu và cung cấp cho Jetstar Pacific một số dịch vụ, Jetstar Airways (JQ) được hưởng phí thương hiệu và phí dịch vụ phù hợp với Luật Thương mại Việt Nam và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, Jetstar Airways không được hưởng thêm bất kỳ quyền lợi gì khác.
Phó cục trưởng Cục Hàng không VN Lại Xuân Thanh cũng khẳng định: “Chúng tôi yêu cầu Pacific Airlines tuân thủ đúng các quy định, không có chuyện lách luật ở đây".
Cục Hàng không yêu cầu phía Pacific Airlines phải thực hiện một số việc khi tiến hành đổi tên thành Jetstar Pacific. Thứ nhất là không được phép trả phí thương hiệu trên phần trăm doanh thu mà phải thống nhất trả một khoản tiền cụ thể. Điều này sẽ tránh việc Jetstar trực tiếp tham gia tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Jetstar Pacific. Thứ hai là Jetstar Pacific vẫn giữ số code kinh doanh BL như trước đây. Nếu Jetstar và Jetstar Pacific muốn quảng cáo có các đường bay chung, họ phải có hợp đồng liên danh code share, hoàn toàn không được lập lờ trong quảng cáo.
Theo ông Thanh, VN khuyến khích việc các hãng cùng sử dụng thương hiệu, kết nối mạng bán, tiêu chuẩn hàng không quốc tế thông qua các hợp đồng hay liên minh, liên doanh với đối tác nước ngoài. "Tôi được biết Vietnam Airlines cũng đang xúc tiến để gia nhập một liên minh hàng không quốc tế trong thời gian tới", ông nói.



(Hồng Anh- vnexpress)

  • Vodafone hợp tác chiến lược với TeleSystems
  • BP thu 23 tỷ USD lợi nhuận
  • Công ty Prudential VN sẽ mở chi nhánh Hà Nội
  • PVN ký nhiều thoả thuận hợp tác với đối tác Trung Quốc
  • DN Hàn Quốc đầu tư đường cao tốc Dầu Giây-Liên Khương
  • Lilama 3 hợp tác chiến lược với MacGregor
  • FAMD hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển
  • VCCI hợp tác với Phòng Thương mại Nigiêria
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao