Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kế hoạch bí mật của Intel

Trước xu thế phát triển như bão táp của các loại thiết bị viễn thông di động có khả năng kết nối Internet, tập đoàn Intel đang lặng lẽ chuyển hướng. Những bộ vi xử lý tương lai mà Intel sẽ cho ra đời sẽ như thế nào?

Tại văn phòng của Intel ở Austin, bang Texas khách viếng thăm được đón tiếp bởi các nhân viên an ninh, phải đi qua những lớp nhân viên bảo vệ, qua những cánh cửa bằng thép dày rồi mới vào được phòng thí nghiệm ở tầng bốn.
 

Vào bên trong, khách nhìn thấy một mớ hỗn độn các tấm mạch điện tử, các kỹ sư trò chuyện líu lo quanh các máy tính. Trong một góc phòng, một chiếc hộp đen sì dáng vẻ kỳ bí, kích thước bằng một cái tủ lạnh, đang che giấu một dự án bí mật hàng đầu mà về sau các kỹ sư buột miệng nói ra mật danh (code-name) của nó: bộ vi xử lý Medfield.
 

Con đường đến với bộ xử lý di động
 

Vị trí đặt quảng cáo
 

Thứ mà nhóm làm việc tại Austin và các sếp của họ tại trung tâm đầu não của Intel ở Santa Clara, California, sẽ công bố sau này là một loại chip mà họ đang kiểm tra bên trong chiếc hộp màu đen kia.
 

Đó là kết quả cao nhất của một nỗ lực kéo dài hàng chục năm nay nhằm đưa nhà sản xuất hàng đầu thế giới các bộ vi xử lý mạnh mẽ và tiêu hao nhiều năng lượng dùng trong các máy vi tính cá nhân và máy tính doanh nghiệp vào một thị trường quan trọng mới: thiết bị di động.
 

Cuộc trường chinh bắt đầu từ việc phát triển chip Centrino, một loại chip tích hợp chức năng Wi-Fi, tiêu tốn ít năng lượng, được Intel đưa ra thị trường năm 2003, giúp chiếc máy tính xách tay có được nhiều chức năng hơn máy tính để bàn.
 

Năm ngoái, Intel tiếp tục đưa ra chip Intel Atom – một loại vi xử lý tiêu tốn rất ít điện năng – từ đó kích hoạt một thị trường mới của cái gọi là netbook – máy vi tính cỡ nhỏ, đơn giản, như chuỗi sản phẩm HP Mini 1000 của Hewlett-Packard và Aspire One của Acer.
 

Hiện nay Intel đang chuẩn bị đưa ra một loại chip còn sử dụng ít điện năng hơn nữa, một “hệ thống trên một con chip” (system-on-a-chip – từ ngữ ở Thung lũng Silicon dùng để chỉ một loại vi mạch điện tử có thể chứa tất cả các bộ phận của một chiếc máy vi tính) – có mật danh là “Moorestown”. Con chip này kết hợp bộ vi xử lý Atom tiêu hao ít điện năng với các bộ xử lý đồ họa, chip điều khiển bộ nhớ và các mạch điện khác thành một bộ vi xử lý – kết hợp các công nghệ có khả năng đẩy Intel vào một lĩnh vực kinh doanh mà từ lâu tập đoàn này đã cố né tránh: điện tử dân dụng và điện tử không dây.
 

Thành công trên thị trường mới này là hết sức quan trọng đối với Intel, một công ty làm ra 38 tỷ đô-la Mỹ mỗi năm. Cũng như các công ty khác trong ngành công nghiệp điện tử, Intel nhìn thấy doanh số máy vi tính đang chậm lại, việc kinh doanh bộ vi xử lý cho máy tính cá nhân cũng đang giảm sút mạnh.
 

Một thị trường mới và đầy thách thức
 

Tổng giám đốc điều hành của Intel, ông Paul Otellini, nói ông hoàn toàn tin rằng Intel có thể chinh phục được thị trường điện tử dân dụng. Ông lưu ý rằng sản phẩm điện tử di động đang ngày càng trở nên giống máy vi tính, lĩnh vực mà Intel biết tường tận. “Tất cả hàng điện tử dân dụng đều có mục tiêu đưa Internet vào trong sản phẩm,” ông nói.
 

Vì vậy, Otellini dự đoán một cách lạc quan rằng con chip Moorestown sẽ sinh ra một loại sản phẩm điện tử di động mới, giống như chip Atom đã ươm mầm cho ngành kinh doanh netbook. Hiện nay Intel thu vào 2 tỷ đô la Mỹ mỗi năm từ các loại chip “cài sẵn” trong các dụng cụ y tế, xe cộ và các loại máy móc khác. Ông Otellini tin rằng thế hệ mới của chip Intel, bắt đầu từ chip Medfield, sẽ dần dần thống trị tất cả các thiết bị điện tử, từ điện thoại di động, máy nghe nhạc MP3 đến máy đo nhịp tim, và các sản phẩm gia dụng.
 

Nhưng con đường mà Otellini đang đẩy Intel vào có thể có nhiều thách thức lớn. Cho dù là công ty hàng đầu trong ngành sản xuất máy tính, Intel lại không có thế mạnh trong điện tử dân dụng và điện thoại – khoảng một thập kỷ trước đây, họ cố tạo ra một loại chip dùng cho các thiết bị nhỏ và đã thất bại thảm hại. Và nỗ lực của Intel thâm nhập mạnh vào các loại sản phẩm nhỏ gọn còn đe dọa sẽ kết thúc văn hóa kinh doanh lâu nay của tập đoàn là tập trung vào các bộ xử lý mạnh, tính năng cao, và vào các báo cáo lợi nhuận. Ví dụ như thay vì bán ra mười triệu con chip “mạnh” Dual Core với giá 100 đô-la Mỹ một con thì Intel cố bán ra một trăm triệu sản phẩm tiêu thụ ít điện năng Atom với giá chỉ 20 đô-la một con.
 

Thay đổi công ty để đáp ứng xu thế mới
 

Intel đã nhiều lần đặt cược vào việc thay đổi công ty. Giới quản lý công ty nắm bắt xu hướng tương lai, và trọng tâm của công ty thay đổi theo. Điều đó đã xảy ra năm 1986, khi tổng giám đốc điều hành Intel lúc đó, ông Andy Grove, đặt cược tương lai của Intel vào máy vi tính cá nhân và bộ vi xử lý mới tạo ra. Vài năm sau, công ty đã đặt cược rằng tốc độ sẽ chiến thắng, và năm 1993 họ đã công bố một thiết bị “bom tấn” khác: chip Pentium, thứ đã giúp cho máy tính để bàn trở nên thông dụng.
 

Lần đặt cược hiện nay của Intel là vào loại máy tính nhỏ, được ông Otellini ủy thác cho một nhóm chuyên viên, dẫn đầu bởi Elenora Yoeli, Phó giám đốc của nhóm thiết bị di động Intel. Bà Yoeli, một thành viên của nhóm chuyên gia tại Israel đã tạo ra bộ vi xử lý Pentium 4 năm 2000, đã giúp thành lập phòng thí nghiệm ở Austin. Năm 2004 bà nhận nhiệm vụ tạo ra một con chip tương thích với kiến trúc đang có của Intel nhưng chỉ tiêu tốn một phần mười năng lượng so với chip Centrino đời mới nhất. Bà Yoeli đã bắt đầu công việc với 1 tỷ đô-la ngân sách và một tờ giấy trắng.
 

“Chúng tôi không mất thời gian ngồi lo sợ – tại Intel không ai làm như vậy,” bà nói. Nhóm đã tạo ra con chip mới bằng cách xem xét từng bộ phận và kiểm tra lượng điện mà nó tiêu hao; các bộ phận không có hiệu quả cao hoặc cần nhiều năng lượng thì bị đào thải. Kết quả là chip Atom ra đời, đã đạt yêu cầu cả về năng lượng và hiệu quả hoạt động mà Yoeli đề ra. “Việc thiết kế diễn ra rất tốt, và chúng tôi đã làm điều mà không ai thật sự nghĩ rằng chúng tôi có thể làm được: lấy bộ vi xử lý tiên tiến nhất thế giới đặt vào một thiết kế thật nhỏ,” bà nói và cười mỉm. Bây giờ thì bà Yoeli đang lập lại kỳ tích đó với chip Moorestown.
 

Một loại vi xử lý linh hoạt
 

Moorestown thật ra là hai con chip, mỗi con có kích cỡ bằng móng tay út, kết vào nhau thành một mô-đun. Một con chip là lõi của bộ xử lý Atom, có thể xử lý đồ họa, video và điều khiển bộ nhớ. Con chip thứ hai có thể làm một số việc như số hóa các hình ảnh cho máy quay phim video hay máy ảnh tĩnh, âm thanh cao cấp, hoặc một số yêu cầu đặc biệt về bảo mật. Hệ thống này được thiết kế để hoạt động linh hoạt, tùy vào loại thiết bị mà nó được gắn vào.
 

Tại phòng thí nghiệm ở Austin có trưng bày một số nguyên mẫu gợi ý cho các loại thiết bị có thể chứa chip Moorestown: một thiết bị giống hệt bộ điều khiển từ xa của ti-vi, dài và hẹp với bề mặt mượt và mỏng; một thiết bị khác thì có vẻ cứng cáp hơn – có màn hình dài 5 inch và không có nút bấm nào – rõ ràng là dùng để xem phim hoặc là để chơi điện tử. Thiết bị thứ ba thì giống như một chiếc iPhone cỡ lớn. Tất cả chúng đều nhỏ hơn một chiếc netbook nhưng lớn hơn một chiếc điện thoại.
 

Các nhà điều hành ở đây thừa nhận rằng họ cần phải làm cho chip Moorestown tiêu tốn ít năng lượng hơn nữa để có thể gắn vào trong một chiếc điện thoại thông minh. Và đây chính là lý do ra đời của con chip Medfield: nó sẽ là một con chip thay vì hệ thống hai con chip như Moorestown, điều đó giúp nó sử dụng năng lượng hữu hiệu hơn, thích hợp cho điện thoại. Nhiều nguồn tin cho rằng chip Medfield sẽ xuất hiện trong các thiết bị điện tử trong năm 2011.
 

Intel hy vọng tính linh hoạt của chip Moorestown sẽ lôi cuốn các nhà chế tạo sản phẩm điện tử, và công ty đã thảo luận với các tập đoàn Sony, Toshiba, Canon, các nhà sản xuất thiết bị chăm sóc sức khỏe, thiết bị xe hơi về các công cụ có thể sử dụng hệ thống chip mới này. Tuy vậy, trước tiên, Intel phải tìm cách sản xuất Moorestown sao cho nó không làm giảm lợi nhuận của tập đoàn, theo như lời của Maloney.
 

Công việc đó được giao cho Gadi Singer, Tổng giám đốc bộ phận hệ-thống-trên-con-chip (chức danh của ông ta đúng là như vậy). Ông Singer phải bảo đảm rằng việc sản xuất chip Moorsestow sẽ sử dụng càng nhiều quá trình chuẩn mực của Intel càng tốt. Signer hiểu rõ hơn ai hết tầm quan trọng của chuẩn mực: ông ta là một thành viên của nhóm đã thất bại trong nỗ lực của Intel tham gia vào chế tạo thiết bị di động 10 năm trước khi nó thừa hưởng một loại chip sử dụng ít năng lượng có được từ việc mua lại công ty Digital Equipment Corp. năm 1997.
 

Con chip đó, có tên là Xscale, được dựa trên thiết kế ARM – một hệ thống thiết kế không tương thích với hệ thống của Intel. Lúc đầu được thiết kế làm modem tích hợp trong điện thoại di động, chip Xscale có thể hoạt động một cách kỳ diệu với rất ít năng lượng, điều đặc biệt cần thiết cho điện thoại di động.
 

Nhưng Intel có rất ít lợi thế trên thị trường này: bất cứ công ty nào cũng có thể mua bản quyền thiết kế chip ARM và thêm vào đó các chức năng đặc biệt của họ, điều mà các công ty cạnh tranh với Intel đã làm. Con chip Xscale chỉ giành được hơn 1% thị phần điện thoại di động và chỉ khoảng 16% thị trường điện thoại PDA (trợ lý kỹ thuật số cá nhân). Năm 2006, một thời gian sau khi ý tưởng Atom ra đời, Intel đã bán Xscale cho công ty Marvell với giá 600 triệu đô-la Mỹ.
 

Thất bại cũ có mang lại thành công mới?
 

Sự thất bại của Xscale đã làm cho những người trong Intel tự hỏi, liệu công ty có thể chiến thắng trong cuộc thâm nhập đầy rủi ro vào thế giới di động hay không. “Đây chắc chắn là câu hỏi mà hội đồng quản trị đã hỏi tôi nhiều nhất,” ông Anand Chandrasekher, Phó chủ tịch tập đoàn và Tổng giám đốc bộ phận siêu-di động (ultra-mobility) của Intel, cho biết.
 

Ông Chandrasekher giải thích cho các giám đốc rằng lần này Intel không đưa ra một phiên bản đơn giản theo thiết kế của một người nào đó, mà đưa ra cấu hình thiết kế của Intel giống như những con chip đang chạy các hệ điều hành Microsoft Windows và Apple Mac OS X, và trên phần lớn các thiết bị có thể chạy Internet – có điều sử dụng ít năng lượng hơn. Dòng sản phẩm Atom là một phần của kiến trúc x86, loại chip có nhiều ứng dụng nhất, từ Excel và Outlook cho đến trình điều khiển mọi thiết bị khác trên trái đất – chỉ cần “cắm vào và chạy” (plug and play) dễ dàng. Intel cho rằng đem sức mạnh của máy tính vào thế giới di động thì dễ dàng hơn là lấy một con chip thiết kế cho máy di động và cho nó khả năng chạy được các ứng dụng của máy vi tính.
 

Cuộc cạnh tranh sẽ rất khốc liệt
 

Trong lúc Intel đang chuẩn bị đưa chip Moorestown ra thị trường thì Nvidia cũng đang chào bán chip Tegra – cũng một “hệ thống trên một con chip” dựa trên kiến trúc ARM mà công ty này cho rằng vừa tiêu hao ít năng lượng hơn, vừa có giá rẻ hơn phiên bản hiện nay của chip Intel Atom. Công ty Qualcomm thì đang mời chào chip Snapdragon. Tập đoàn Texas Instruments đã công bố chip OMAP4.
 

Tất cả những “hệ thống trên một con chip” này dự kiến sẽ xuất hiện trong hàng loạt thiết bị di động rất đa dạng vào cuối năm nay. Ngoại trừ chip Moorestown của Intel, tất cả các loại chip còn lại đều dựa trên nền tảng ARM. Một cuộc tranh giành tiền bản quyền sẽ xảy ra, trong đó các công ty đã có nhiều kinh nghiệm và thị phần trong lĩnh vực điện thoại như Qualcomm và Texas Instruments sẽ buộc những “ma mới” như Intel và Nvidia phải trả giá đắt cho việc tham dự vào bữa tiệc này.
 

Ông Francis Sideco, chuyên gia phân tích lão luyện về thị trường thiết bị không dây của công ty nghiên cứu và cung cấp linh kiện điện tử lớn nhất thế giới iSupply, cho rằng: “Năm nay sẽ là một năm phân cực rõ rệt. Các bạn sẽ thấy các công ty liên kết với nhau để chống lại nhau. Nếu Intel xuất hiện chậm một năm nữa thôi, tôi có thể nói rằng ARM sẽ ăn trọn. Nhưng đây là Intel. Họ vẫn là nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất trên hành tinh này và bạn không thể coi thường guồng máy nghiên cứu-phát triển họ đã xây dựng nên.”
 

Cho đến nay, Intel đã có một nhóm khách hàng quan trọng, bao gồm các tập đoàn công nghệ lớn như Hewlett-Packard, Dell và Microsoft – những công ty hứng thú với việc đi theo kiến trúc Intel đến cùng trời cuối đất. Những tập đoàn này cũng phải hình dung ra một tương lai bên ngoài lĩnh vực máy tính cá nhân, và Intel có thể giúp họ làm điều đó.
 

Ông Fred Weber, cựu Giám đốc công nghệ của tập đoàn Advanced Micro Devices – tức AMD, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Intel – cũng phải thừa nhận rằng, từ góc độ công nghệ ông rất ấn tượng với những gì Intel đã làm với chip Atom. Các nhà đầu tư mua bán cổ phiếu của Intel hầu như chỉ dựa vào khả năng sinh lợi của tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của nó: sản xuất chip cho máy tính cá nhân – lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận lên tới 40-60%.
 

Người ta lo sợ rằng, ít nhất trong ngắn hạn, việc chuyển hướng vào lĩnh vực kinh doanh chip cho thiết bị không dây và di động – có quy mô thị trường lớn hơn và sự cạnh tranh cũng quyết liệt hơn – sẽ xói mòn lợi nhuận của Intel và làm cho giá cổ phiếu rơi xuống.
 

“Nhưng trong các cuộc trò chuyện với các nhà điều hành tập đoàn Intel, tôi thấy không gì có thể làm họ mất đi niềm tin vào một tương lai có khối lượng sản phẩm cao hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn”. Thật vậy, ông Otellini nhận định rằng, Intel không có con đường nào khác là phải phát triển loại chip dùng cho sản phẩm điện tử tiêu dùng và các thiết bị viễn thông di động khác. “Thị trường đến với chúng tôi nhiều hơn là chúng tôi đuổi theo thị trường,” ông Otellini nói.

 

(Theo Fortune/TBVTSG))

  • PVI từ chối bảo hiểm ôtô tai nạn
  • BlackBerry: 7,8 triệu chiếc bán được trong một quí
  • Boeing hoàn tất giai đoạn giữa quá trình thử nghiệm máy bay 787 Dreamliner đầu tiên
  • Apple tiêu thụ 1 triệu chiếc iPhone 3GS trong tuần đầu tiên
  • Kingston ra mắt USB 128 GB đầu tiên trên thế giới
  • iPhone 3GS thách thức BlackBerry
  • Tập đoàn TKV và Kaidi Vũ Hán muốn xây dựng tổ hợp công nghiệp - môi trường
  • Máy bay Airbus, Boeing ế chỏng chơ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao