Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khẳng định một thương hiệu giày

Công ty Giầy Thượng Đình là một trong số ít doanh nghiệp (DN) da giày trong nước đã có sự chuẩn bị chu đáo về thị trường, nhất là trong việc giữ vững "sân nhà" và phát triển mạnh thị trường XK, có mặt ở những thị trường khó tính như Pháp, Đức…

Công ty Giầy Thượng Đình thành lập năm 1957, tiền thân là Xí nghiệp (XN) X30 thuộc Cục Quân nhu, Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) với nhiệm vụ sản xuất mũ cứng và dép cao su cho bộ đội. Năm 1961, Giầy Thượng Đình được chuyển giao cho Cục Công nghiệp Hà Nội quản lý, sau đó tiếp nhận thêm một số công ty hợp doanh và đổi tên thành Nhà máy Cao su Thụy Khuê. Năm 1970, Nhà máy sáp nhập với XN Giầy vải Hà Nội, lấy tên là XN Giầy vải Hà Nội và tên Giầy vải Thượng Đình được gọi khi hợp nhất với XN Giầy vải Thượng Đình vào năm 1978. Từ đây, sản phẩm của Giầy Thượng Đình được đa dạng hóa và chất lượng không ngừng được nâng cao. Đặc biệt, Giầy Thượng Đình đã mở ra một hướng đi mới là tìm đối tác hợp tác đầu tư để xuất khẩu (XK). Tháng 9-1992, lô hàng đầu tiên được XK sang thị trường khó tính là Pháp và Đức với đòi hỏi cao về mẫu mã, chất lượng, từ đó mở ra thời kỳ phát triển mới về sản phẩm, công nghệ, thị trường cho Giầy Thượng Đình.

Dây chuyền sản xuất tại Công ty Giầy Thượng Đình. Ảnh: Duy Anh

Tháng 7-2003 Hiệp định Mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN (AFTA) có hiệu lực. Sau một tháng thực hiện hiệp định này, mặt hàng giày dép của Thái Lan và một số nước lân cận đã xuất hiện khá nhiều tại thị trường Việt Nam, song người tiêu dùng hầu như không mấy mặn mà vì chất lượng, kiểu dáng cũng như giá của những sản phẩm này không bằng và thậm chí còn có khoảng cách khá xa so với sản phẩm của Thượng Đình.

Để hội nhập AFTA, công ty đã đưa ra thị trường thêm 20 mẫu sản phẩm giày dép mới, nhất là các loại giầy thể thao, giày thời trang, được thanh, thiếu niên coi là "mốt". Những sản phẩm này không chỉ đạt về chất lượng mà giá cũng hợp lý do đơn vị đã khai thác tối đa nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước thay thế cho nguyên liệu nhập ngoại giá cao, nhưng chất lượng như nhau. giày nhãn hiệu Thượng Đình được tiêu thụ tại thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Mỹ và được ưa chuộng tại thị trường nội địa. Với quyết tâm không "thua trên sân nhà", ngay trong tháng đầu tiên thực hiện AFTA, công ty đã sản xuất và tiêu thụ hơn 300.000 đôi giày các loại. Sản phẩm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Năm 2005, kim ngạch XK của Giầy Thượng Đình đạt 4,7 triệu USD, đến cuối tháng 12-2006 đã đạt 5,4 triệu USD. Sự tăng trưởng này, phần quan trọng là nhờ đã phát triển thêm một số thị trường mới ngay trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO. Từ 2005 và năm 2006, Giầy Thượng Đình đã có những đơn hàng xuất đi Mỹ, Nam Phi, Pêru, Mêhicô... theo xu hướng không có quota.

Những bước chuẩn bị của Thượng Đình đã giữ được "sân nhà" và không làm biến động đến lao động. Được biết, XK chỉ có mùa vụ (giày vải từ tháng 10 đến tháng 4) nên phải tập trung toàn bộ lực lượng để hoàn thành các đơn hàng XK.

Hết mùa XK là thời gian làm hàng trong nước. Năm 2009, tiêu thụ nội địa đạt khoảng 3,6 triệu đôi, XK 2,5 triệu đôi. Vậy là vừa ổn định được thị trường, vừa tạo sự ổn định về việc làm cho lao động trong DN. Năm 2007 là một năm nhiều cơ hội và thách thức với các DN da giày trong nước, các DN nước ngoài "đàng hoàng" đi vào thị trường Việt Nam bằng con đường chính ngạch. Riêng với Công ty Giầy Thượng Đình, việc EU áp mức thuế chính thức với các sản phẩm giày mũ da XK của Việt Nam làm ảnh hưởng lớn đến các đơn hàng XK của công ty. Chưa kể nhiều DN do thiếu đơn hàng XK đã chuyển sang sản xuất và cạnh tranh mạnh với Giầy Thượng Đình trên thị trường nội địa. Giá vật tư, gồm vải, cao su, hóa chất... biến động thất thường, cùng giá điện tăng đã tác động trực tiếp tới nhiều DN. Mặc dù vậy, Giầy Thượng Đình vẫn đặt mục tiêu sản xuất 6 triệu đôi (năm 2006 là 5,5 triệu đôi), trong đó giày XK là 2,5 triệu đôi, còn giày tiêu thụ nội địa là 3,5 triệu đôi nhằm tiếp tục khẳng định thương hiệu Giầy Thượng Đình với người tiêu dùng trong nước.

Trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Giầy Thượng Đình sẽ cho ra thị trường thêm 8-10 sản phẩm mới và cải tiến 15-20 mẫu mã sản phẩm. Liên tiếp từ năm 2004 đến năm 2008, Giầy Thượng Đình được công nhận với một loạt thương hiệu, như Huy chương Vàng hàng chất lượng cao, Thương hiệu tiêu biểu, Giải thưởng Cup chân dung Bạch Thái Bưởi, Cup vàng Hà Nội, DN tiêu biểu; Thương hiệu mạnh, Giải thưởng Hà Nội vàng cho sản phẩm giày Thể thao, 3 Huy chương Vàng cho 3 sản phẩm thể thao hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; Nhãn hiệu nổi tiếng...

(Theo Mai Linh // Hanoimoi Online)

  • VTB đẩy mạnh đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh linh kiện máy tính
  • Apple thừa nhận sử dụng sai công thức tính toán
  • LePhone sẽ qua mặt Apple ở thị trường Trung Quốc
  • Google có nguy cơ mất giấy phép tại Trung Quốc
  • Hãng Nokia xác nhận sẽ sản xuất máy tính bảng
  • Doanh nghiệp và việc làm cho người dễ bị tổn thương
  • Sóng iPhone 4 từ bị chê yếu tới bị kiện
  • Vietnam Airlines chính thức gia nhập Sky Team: Bay trên tầm cao mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao