Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Khát” nhân sự ngành tài chính

Trong năm 2010, xu hướng cần nhiều nhân sự liên quan đến kinh doanh, tài chính vẫn được duy trì - tinkinhte.com
Trong năm 2010, xu hướng cần nhiều nhân sự liên quan đến kinh doanh, tài chính vẫn được duy trì
Liên tiếp trong 4 quý của năm 2009, nhóm ngành liên quan đến kinh doanh, tài chính luôn xếp hàng đầu cả về cung - cầu nhân sự.
 
Cuối tuần qua, Vietnamworks đã công bố Báo cáo thông số nhân lực tuyến quý IV/2009. Theo đó, thị trường lao động trong quý này tiếp tục xu hướng hồi phục do cầu nhân lực trực tuyến vẫn tăng dần đều trong suốt 4 quý của năm 2009.

Nhìn trên bình diện tổng thể về cung – cầu nhân lực trong quý IV/2009, những ngành nghề có liên quan nhiều đến tài chính, kinh doanh sản xuất đang là những ngành mà doanh nghiệp cần tuyển dụng nhất. Những dữ liệu điều tra cho thấy, doanh nghiệp trong các ngành ngân hàng, xây dựng dân dụng, hóa chất - sinh hóa, viễn thông và quảng cáo - khuyến mãi - đối ngoại có nhu cầu nhân lực cao nhất. Trong đó, ngành ngân hàng dẫn đầu danh sách, còn ngành viễn thông và quảng cáo - khuyến mãi - đối ngoại có cùng chỉ số cầu nhân lực trực tuyến.

Về phía cung nhân lực, các ngành ngân hàng, xây dựng – dân dụng, hàng không - du lịch - khách sạn, quảng cáo - khuyến mãi - đối ngoại và giáo dục – đào tạo có nguồn lực nhân sự dồi dào nhất. Trong đó, ngành quảng cáo - khuyến mãi - đối ngoại và giáo dục – đào tạo xếp cùng vị trí trong danh sách 5 ngành nghề có cung nhân lực trực tuyến cao nhất.

Trong số những ngành nghề có chỉ số cung và cầu nhân lực trực tuyến cao nhất trong quý IV/2009, ngành ngân hàng, xây dựng – dân dụng và quảng cáo - khuyến mãi - đối ngoại có mặt ở cả hai nhóm. Ngành ngân hàng tuy có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao nhất, nhưng cũng là ngành có khoảng cách nhân lực lớn nhất, cung tăng 3% trong khi cầu chỉ tăng 1% so với quý III/2009. Ngược lại, ngành xây dựng – dân dụng trong quý IV/2009 có khoảng cách nhân lực ngắn nhất, cho thấy ngành này đã có sự cân đối giữa cung cà cầu. Và “xếp hàng” phía sau là ngành quảng cáo - khuyến mãi - đối ngoại.

Trong cơ cấu của doanh nghiệp, những bộ phận chức năng có chỉ số nhân lực trực tuyến cao nhất cũng là nhóm ngành liên quan nhiều đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, 5 bộ phận chức năng có nhu cầu tuyển dụng cao nhất là bán hàng, kế toán - tài chính, hành chính - thư ký, CNTT - phần mềm và marketing.

Trong đó, bộ phận bán hàng có chỉ số cầu nhân lực trực tuyến cao nhất, đạt 1,8 điểm; bộ phận marketing chiếm vị trí thứ 5 trong danh sách, với chỉ số cầu nhân lực trực tuyến đạt 0,9 điểm.

Còn 5 bộ phận chức năng có nguồn cung nhân lực trực tuyến dồi dào nhất bao gồm kế toán - tài chính, hành chính - thư ký, nhân sự, bán hàng và dịch vụ khách hàng. Đáng chú ý là trong quý IV/2009, cả 3 bộ phận chức năng gồm bán hàng, kế koán - tài chính và hành chính - thư ký đều giữ những vị trí cao nhất cả về cung và cầu nhân lực trực tuyến. 3 bộ phận chức năng này đều có cung lớn hơn cầu trong quý cuối của năm 2009, trong đó bộ phận bán hàng có khoảng cách cung - cầu nhân lực trực tuyến ngắn nhất.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong năm 2010, xu hướng cần nhiều nhân sự thuộc nhóm ngành liên quan đến kinh doanh, tài chính vẫn được duy trì. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng, cần nhiều nhân sự của nhóm ngành này.

Ông Chris Harvey, Tổng giám đốc Vietnamworks.com nhận định: “Kết thúc quý IV/2009, Vietnamworks.com tiếp tục ghi nhận xu hướng gia tăng nhu cầu tuyển dụng trực tuyến. Chỉ số cầu nhân lực trực tuyến quý này đạt 20,1 điểm, tăng 5,2% so với quý III/2009. Trong khi đó, chỉ số cung nhân lực trực tuyến quý IV/2009 giảm 21,1% so với quý trước, chỉ ở mức 49,0 điểm”.

Theo ông Chris Harvey, chỉ số cầu nhân lực trực tuyến vẫn tăng dần có thể là do những tác động tích cực từ quá trình hồi phục kinh tế trong thời gian gần đây. Kèm theo đó là xu hướng đi xuống của nguồn cung nhân lực trực tuyến, nhờ vậy đã rút ngắn khoảng cách nhân lực và cho thấy những tín hiệu lạc quan đối với người tìm việc vì ngày càng có nhiều cơ hội nghề nghiệp cho họ.

(Theo Hữu Tuấn // Báo đầu tư)

  • Đổi mới công nghệ để gia tăng giá trị sản phẩm
  • Hàng nghìn khách bị vạ lây vì Viva Macau ngừng bay
  • Công khai giá xăng, dầu để tránh tăng "bất chợt"
  • Mía được giá: Chưa mừng đã lo
  • IBM kết thúc thành công dự án giúp quy hoạch phát triển TP HCM
  • Dell và Go Daddy "dọa" sẽ rút khỏi Trung Quốc
  • PVFC, công cụ tài chính phục vụ yêu cầu tăng tốc
  • Aprotrain-Aptech được giải Đơn vị Đào tạo nhân lực CNTT xuất sắc nhất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao