Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khi các tập đoàn xung đột lợi ích

Tại lễ ký kết một dự án hợp tác giữa tập đoàn Dầu khí (PVN) và tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây, trước khi ký, vị lãnh đạo của PVN hướng về phía báo chí nói đùa: “Cám ơn anh em báo chí vì có báo chí, hai tập đoàn chúng tôi hiểu nhau hơn”. Câu nói ám chỉ những bài viết về các mâu thuẫn trước đó giữa PVN và EVN, chẳng hạn việc EVN không mua hết sản lượng điện của các nhà máy điện do PVN quản lý, những bất đồng về giá mua điện của EVN, việc PVN ngừng cung cấp khí cho các nhà máy điện của EVN vào những thời điểm nguồn cung điện căng thẳng… Thực tế cho đến nay, có những bất đồng giữa hai tập đoàn hùng mạnh nhất khối doanh nghiệp nhà nước vẫn còn đó. Cho dù PVN thời gian vừa rồi đã ký kết nhiều văn bản, thoả thuận “hợp tác toàn diện” với bộ nọ, ngành kia nhưng với EVN, một đối tác mà PVN cần phải hợp tác về rất nhiều mặt: điện, khí…, vẫn chưa thấy động thái nào đi tới thoả thuận như vậy.

Không chỉ giữa PVN và EVN, những mâu thuẫn, bất đồng giữa các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn của Nhà nước trong khoảng hai năm trở lại đây rất hay xảy ra và trở thành đề tài thường xuyên của báo chí. Gần đây nhất là vụ tranh cãi gay gắt, kéo dài giữa EVN và tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) về giá cho thuê cột điện. Việc EVN khăng khăng đòi tăng giá cho thuê cột (để VNPT và Viettel mắc dây cáp) lên 4 – 8 lần đã khiến hai tập đoàn viễn thông giận dữ, lớn tiếng tuyên bố sẽ chôn thêm hàng ngàn cây cột khác để tự mắc dây. May mắn thay, mỹ quan đô thị đã được cứu vãn khi ngày 2.4 vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ đã ra một chỉ thị, mang tính phân xử: Thủ tướng yêu cầu EVN phải phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông để các bên cùng sử dụng chung hệ thống cột điện với giá thuê trên cơ sở giá thành. “Hợp tác cùng phát triển và vì lợi ích công cộng”, nội dung chỉ thị nêu rõ tinh thần phối hợp mà EVN và các doanh nghiệp viễn thông phải hướng tới.

Đây là lần đầu tiên lãnh đạo Chính phủ phải ra hẳn một chỉ thị để giải quyết mâu thuẫn giữa các tập đoàn. Các tập đoàn kinh tế của Nhà nước, tập đoàn nào cũng rất mạnh bởi hầu hết, khi hình thành, đều được trao cho những nguồn lực to lớn với vị trí gần như độc quyền trên lĩnh vực được giao: tập đoàn Than – khoáng sản (TKV) nắm độc quyền về quy hoạch, khai thác than, các loại quặng; EVN độc quyền từ khâu quy hoạch đến phân phối, giá bán điện; PVN độc quyền 100% về nguồn dầu, khí… Cho nên, tập đoàn nào cũng cho mình là quan trọng và mỗi khi có bất đồng với tập đoàn khác thì “ông” nào cũng muốn giành phần hơn. Câu chuyện tranh cãi gần đây giữa TKV với EVN về việc giá điện phải tăng theo giá than hay giá than phải tăng theo giá điện cũng gây nên những tranh luận khác nhau giữa các bộ: Tài chính, Công thương, và là một ví dụ rất rõ cho thấy các tập đoàn ít chịu hiểu nhau như thế nào.

Xét về tổng thể, trong hoạt động, các tập đoàn hoàn toàn có thể phối hợp tốt với nhau hơn nữa để giảm xung đột, cùng phát triển.

Một ví dụ khác: tại hội nghị đánh giá về hiệu quả các nhà máy nhiệt điện chạy than tổ chức tại bộ Công thương mới đây, đáp lời đại diện một số đơn vị vận hành nhà máy điện – than của EVN phàn nàn chất lượng than do TKV cung ứng rất kém, ảnh hưởng đến việc xây dựng, vận hành các nhà máy điện thì một số giám đốc các công ty, đơn vị thuộc TKV lên tiếng phàn nàn EVN không cung ứng điện kịp thời, chơi “không đẹp” khi không chịu mua điện của các nhà máy nhiệt điện trong quá trình chạy thử… Có tập đoàn, do cán bộ, nhân viên phát ngôn những điều nghe không xuôi tai lắm về tập đoàn bạn khi hai bên có mâu thuẫn, lãnh đạo tập đoàn đó còn phải ra thông báo yêu cầu cán bộ, nhân viên cấp dưới không được “lời qua, tiếng lại” trên báo chí nữa để tránh làm căng thẳng thêm quan hệ giữa hai bên.

Trong nền kinh tế thị trường, sẽ rất khó để có cái gọi là “đồng thuận” giữa các doanh nghiệp bởi có cạnh tranh, có xung đột lợi ích là có mâu thuẫn. Kinh tế càng phát triển, càng thị trường hoá thì mâu thuẫn, xung đột ngày càng tăng. Nhưng ở đây, các tập đoàn kinh tế nhà nước thực sự không phải cạnh tranh nhau nhiều vì mỗi tập đoàn hoạt động trên một lĩnh vực khác nhau. Có không nhiều các mảng kinh doanh giống nhau giữa các tập đoàn: viễn thông (EVN cũng có công ty viễn thông), điện…Nhưng xét về tổng thể, trong hoạt động, các tập đoàn hoàn toàn có thể phối hợp tốt với nhau hơn nữa để giảm xung đột, cùng phát triển. Ví dụ, PVN có thể đảm bảo nguồn cung ứng khí chất lượng, giá rẻ cho EVN và đổi lại EVN có thể ưu tiên huy động điện sản xuất từ các nhà máy của PVN; TKV có thể cung ứng than với chất lượng tốt cho EVN và EVN có thể hỗ trợ kỹ thuật cho TKV xây các nhà máy điện… Nhưng đáng tiếc, lâu nay chỉ thấy từng tập đoàn tranh thủ thế mạnh của mình mà không quan tâm tới lợi ích của tập đoàn khác.

Những mâu thuẫn lâu nay giữa các tập đoàn thể hiện quan điểm, sự xung đột lợi ích giữa những nhóm lợi ích khác nhau, có những điều rất khó có thể chia sẻ. Nhưng dù thế nào, phải có một đầu mối điều hoà các mối quan hệ, các lợi ích mâu thuẫn nhau này vì lợi ích lớn hơn của toàn bộ nền kinh tế. Nhớ lại vụ tranh cãi trước đây của VNPT với Viettel về việc mở cổng kết nối cho Viettel hay vụ tranh cãi giữa tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam với tổng công ty Hàng hải Việt Nam về việc sử dụng vịnh Vân Phong làm cảng hay nơi xây nhà máy thép, đích thân Thủ tướng Chính phủ đã phải ra quyết định cuối cùng thì mọi tranh cãi mới êm xuôi. Nhưng, có nên cái gì cũng phải đến tay Thủ tướng quyết mới xong?

(Theo Mạnh Quân // SGTT Online)

  • Hàng không tư nhân vẫn gian nan cất cánh
  • PTSC giành hợp đồng cung cấp tàu cho Malaysia
  • Đổi mới công nghệ vẫn gặp khó
  • Đánh thức sức mạnh truyền thông
  • GM Daewoo sẽ phát triển dòng xe thân thiện môi trường tại Việt Nam
  • Vay 500 tỷ đồng chăm sóc vườn cà phê
  • Nỗ lực hạn chế thiếu điện mùa khô
  • Cấp chứng nhận cho cá tra xuất khẩu còn chậm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao