Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khó khăn bủa vây

Thị trường hàng không nội địa đang phát triển thuận lợi nhưng một số hãng baytrong nước đang phải đối mặt với khó khăn chồng chất

Jetstar Pacific (JP) - hãng hàng không giá rẻ của VN - chỉ được phép bay với biểu tượng “đi thuê” là Jetstar và Jet cho đến hết tháng 10 năm nay. Sau thời gian này, JP phải sửa đổi giấy phép theo hạn và sử dụng thương hiệu mới, bảo đảm không gây nhầm lẫn với thương hiệu của hàng không Úc Jetstar Airways. Một lãnh đạo của JP cho biết từ cuối năm ngoái, hãng rất đau đầu với chuyện xây dựng thương hiệu mới. Rõ ràng là với thương hiệu mạnh đi mua, JP hoạt động khá thuận lợi ở thị trường trong nước và chỉ khi có thương hiệu mạnh mới hy vọng nhanh chóng giành được thị phần trên các đường bay khu vực mà JP đang muốn vươn tới.

Hãng hàng không tư nhân VietJet Air (VJA) cũng đang vấp chuyện thương hiệu. Khi bán 30% cổ phần cho hãng hàng không giá rẻ hàng đầu châu Á của Malaysia là AirAsia (AA), hai bên cùng nhắm đến mục đích sử dụng thương hiệu VietJet AirAsia và bán vé chung trên hệ thống airasia.com. Thế nhưng khi trình phương án sử dụng thương hiệu và tổ chức hệ thống bán vé như vậy, Cục Hàng không VN đã không chấp thuận. Lý do vì việc ghép tên VietJet AirAsia một cách cơ học với gam màu đỏ chủ đạo sẽ gây nhầm lẫn cho khách hàng là AA được cung cấp dịch vụ tại thị trường nội địa VN. Việc bán vé chung trong hệ thống có thể khiến đối tác nước ngoài kiểm soát doanh thu, từ đó, hãng hàng không trong nước mất quyền kiểm soát hữu hiệu.

VJA cũng đang có tranh chấp thương hiệu VietAir với hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines (VNA). Trong thực tế, VNA đã sử dụng thương hiệu VietAir từ năm 1992 trên một đường bay quốc tế nhưng không đăng ký bảo hộ độc quyền. Năm 2007, VJA nộp đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu VietAir lên Cục Sở hữu Trí tuệ và phía VNA đã nộp đơn phản đối. Do có tranh chấp, chủ sở hữu độc quyền thương hiệu VietAir hiện vẫn chưa được xác định. Phó cục trưởng Cục Hàng không VN Lại Xuân Thanh cho biết đến nay, cơ quan này vẫn thừa nhận quyền sử dụng thương hiệu VietAir của VNA. Trong trường hợp nhãn hiệu này được cấp cho VJA độc quyền theo quy định của Luật Sở hữu Trí tuệ thì không có nghĩa là VJA đương nhiên được sử dụng trên các chuyến bay thương mại của mình.

Tuần trước, báo chí đưa tin hãng hàng không Indochina Airlines (ICA) của nhạc sĩ Hà Dũng le lói tin vui. Nhưng thực tế chưa có tín hiệu lạc quan nào từ hãng hàng không này. Liên tục từ đầu năm đến nay, Cục Hàng không VN đã gửi văn bản yêu cầu ICA báo cáo tình hình tài chính nhưng không có phản hồi. Không thể tiếp tục “im hơi lặng tiếng” vì tháng 5 là thời điểm hết hạn giấy phép, ICA mới buộc phải gửi fax thông báo muốn khởi động lại các chuyến bay vào cuối quý IV năm nay. Trong khi vấn đề quan trọng là công nợ, tình hình tài chính, nhân sự, phương tiện khai thác thì không có báo cáo cụ thể.

Ông Võ Huy Cường, Trưởng Ban vận tải Cục Hàng không VN, khẳng định tiếp tục tạo điều kiện cho các hãng hàng không cất cánh. Tuy nhiên, nếu ICA không trả được nợ hoặc không thỏa thuận được khoanh nợ, dứt khoát sẽ không được cấp thương quyền bay và sẽ bị thu hồi giấy phép.

(Theo Tô Hà // Nguoilaodong Online)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao