Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khó tìm kiếm doanh nghiệp Việt Nam trên mạng

Hiện các khách hàng trên thế giới chủ yếu tìm kiếm thông tin đối tác, nhà cung ứng trên Internet, nhưng lại không dễ tìm thông tin của doanh nghiệp Việt Nam, theo ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương.

Tại hội thảo diễn ra ngày 5-6 tại TPHCM, ông Linh cho biết có nhiều khách hàng liên hệ với các thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài để nhờ giới thiệu doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, việc tập hợp tìm kiếm thông tin của các công ty Việt Nam không dễ, vì thông tin doanh nghiệp đưa lên trang web còn sơ sài, thậm chí đã thay đổi địa chỉ liên lạc nhưng vẫn không cập nhật.

Trang mạng ttnn.com (thuộc Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin) cung cấp thông tin về khách hàng nước ngoài tìm mua hàng hoá của Việt Nam.

 

Theo báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2011 của Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin được công bố mới đây, tỷ lệ doanh nghiệp có trang web trong năm 2011 không thay đổi đáng kể so với năm trước. Hiện có khoảng 30% doanh nghiệp Việt Nam có trang web.

Trong khi tỷ lệ doanh nghiệp có trang web không tăng, tỷ lệ 11% doanh nghiệp chưa có website nhưng dự kiến xây dựng trang web lại giảm so với các năm trước.

Theo báo cáo, cả hai tỷ lệ quan trọng này đều không tăng có thể do hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp đã cắt giảm tới mức cao nhất chi phí kinh doanh, bao gồm các chi phí mới cho quảng cáo và đầu tư, kể cả cho xây dựng trang web.

Thêm sàn thương mại điện tử nước ngoài đến Việt Nam

Ngày 5-6, công ty TNHH MFG Việt Nam (website giao dịch trực tuyến của Mỹ) đã ra mắt doanh nghiệp Việt Nam với mục đích cung cấp dịch vụ kết nối doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam với các khách hàng, chủ yếu từ Mỹ và châu Âu.

Website giao dịch trực tuyến này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo (cơ khí, dệt may), và hiện có trên 200.000 người mua hàng tham gia MFG.com. Website giao dịch trực tuyến Alibaba.com (có trụ sở tại Hong Kong) cũng đã vào thị trường Việt Nam.

Theo ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, hình thức tìm kiếm khách hàng qua các trang thương mại điện tử hiện có hiệu quả đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vốn có quy mô vừa và nhỏ. Trong khi đó, các công cụ xúc tiến thương mại truyền thống, như hội chợ, triển lãm, lại không còn hiệu quả như trước mặc dù chi phí cao.

Kết quả điều tra trên diện rộng của cục này cho thấy, có 58% doanh nghiệp cho biết doanh thu qua kênh thương mại điện tử tăng lên, 5% là giảm và 36% là không thay đổi. Điều này cho thấy, thương mại điện tử tiếp tục mang lại hiệu quả cho phần lớn doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, môi trường xã hội, tập quán kinh doanh thương mại và nhận thức của người dân chưa cao và lo ngại về an toàn thông tin số vẫn sẽ là trở ngại lớn nhất cho thương mại điện tử trong những năm tới.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao