Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lên điểm nhờ liên kết mô hình cụm

Liên kết mô hình cụm sẽ giúp DN giảm thiểu rủi ro, tối đa hoá lợi nhuận. Ảnh: H.T
Một cụm công nghiệp dệt may tại Hà Nội; cụm công nghiệp gỗ và sản xuất đồ gỗ tại Bình Dương và TP.HCM; cụm công nghiệp da giày tại TP.HCM sẽ được hỗ trợ phát triển để nhân rộng.
 
Đây là quyết định vừa được công bố tại Hội thảo Phát triển cụm doanh nghiệp công nghiệp: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)” do Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), UNIDO và Cơ quan Hợp tác phát triển Italy tổ chức.

Ông Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc lựa chọn để phát triển cụm DN công nghiệp là một giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV Việt Nam.

“Trong bối cảnh các giải pháp hỗ trợ khu vực DNNVV chưa thực sự đột phá, việc hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tối đa hoá lợi ích thông qua thúc đẩy các mối liên kết giữa các DN trong cùng ngành, với các DN cùng ngành ở nước ngoài trong mô hình cụm công nghiệp cần được thúc đẩy, nghiên cứu khả năng nhân rộng”.

Ông Francesco Russo, Cố vấn kỹ thuật trưởng Dự án Phát triển cụm DNNVV cho biết, những địa phương được lựa chọn hội tụ khá nhiều DN  có năng lực sản xuất cao, có tiềm năng về sản phẩm, chất lượng, công nghệ và thị trường. Đặc biệt, đây cũng là các địa phương có môi trường kinh doanh năng động, có cơ sở hạ tầng khá thuận lợi. “Điều quan trọng là, các DN tại các địa phương này thực sự mong muốn nhận được hỗ trợ để phát huy năng lực cạnh tranh thông qua các liên kết với nhau và với các DN cùng ngành của Italy”, ông Francesco Russo nói.

Cùng với các quyết định hỗ trợ các cụm công nghiệp, ông Francesco Russo cũng cho biết, hai cặp DN Italy và Việt Nam đã được các chuyên gia hỗ trợ kết nối để cùng sản xuất một số loại sản phẩm trưng bày tại hai hội chợ quốc gia về ngành đồ gỗ và dệt gia dụng tại Italy. Một cặp DN khác đang làm việc tại Italy để có những hợp đồng cụ thể.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện tại trong nỗ lực thúc đẩy khả năng liên kết của các DN Việt Nam trong các cụm công nghiệp này chính là khả năng trở thành thầu phụ cho các thương gia nước ngoài. Mặc dù thế mạnh được ghi nhận của các DNNVV Việt Nam tại các cụm công nghiệp này là chi phí thấp, có năng lực sản xuất, có khả năng tiếp cận thị trường khu vực và châu Á, song điểm yếu lại rất lớn.

Khảo sát cụ thể của các chuyên gia Dự án đã phát hiện tới 8 vấn đề mà các DN trong cả 3 ngành tại các địa phương sẽ được hỗ trợ là cải thiện các yếu kém về thiết kế, marketing, quản lý sản phẩm; thiếu liên kết và hợp tác nội bộ; kỹ năng nhân sự hạn chế; ít công nghệ tiên tiến; thiếu các nhà cung cấp phát triển kinh doanh (chủ yếu là bất động sản); các tổ chức hỗ trợ kém hiệu quả và những cản trở trong tiếp cận nguồn tài chính.

So với những nhận định mà ông Francesco Russo đưa ra vào hồi tháng 6, khi dự án quyết định lựa chọn 3 ngành da giày, dệt may và đồ gỗ làm mục tiêu nghiên cứu, thì điểm yếu mới được bổ sung là sự hỗ trợ kém hiệu quả từ phía các tổ chức, địa phương đối với các DNNVV. Đây là điều mà các chuyên gia Dự án cho rằng, sẽ là rào cản không nhỏ đối với mục tiêu của Dự án là hỗ trợ DNNVV Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh và quy mô trong chuỗi giá trị toàn cầu vào năm 2012, khi Dự án Hỗ trợ DNNVV thông qua hình thức cụm và liên kết có giá trị 3 triệu euro này kết thúc.

Bà Giovanna Ceglie, Giám đốc bộ phận Cụm và Liên kết kinh doanh, chuyên gia quốc tế của UNIDO tại châu Mỹ Latinh cho biết, sự hỗ trợ của các chính quyền địa phương đóng góp rất lớn vào sự cải thiện về năng lực và quy mô của các cụm công nghiệp. “Tại Atuntaqui (Ecuador), sau khi những hỗ trợ cụm công nghiệp như đang thực hiện tại Việt Nam kết thúc, các DN đã tăng doanh số lên tới 60% so với trước, cụm được nâng cấp từ sản xuất sản phẩm may mặc giá rẻ lên sản phẩm có chất lượng, định hướng theo nhu cầu người tiêu dùng… Vai trò của chính quyền địa phương, các tổ chức hỗ trợ DN rất lớn trong việc thực hiện các cam kết hỗ trợ trong thúc đẩy quảng bá, tổ chức hội trợ thương mại quảng bá sản phẩm của các ngành được lựa chọn…”.

Theo kế hoạch, Dự án hỗ trợ DNNVV thông qua hình thức cụm và liên kết có giá trị 3 triệu euro sẽ kết thúc vào năm 2012.

(Theo Báo đầu tư)

  • “Ngóng” trần giá vé hàng không mới
  • Công ty Nam Dương xây dựng Cảng biển tại Indonesia
  • VDB bơm vốn cho VRG đầu tư ra nước ngoài
  • Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may và da giày Việt Nam”
  • Doanh nghiệp xoay xở với tỷ giá
  • FEDEX mở chuyến bay mới từ Hà Nội
  • FPT có thể nắm 60% cổ phần tại EVN Telecom
  • Lọc dầu Dung Quất là bài học cho các dự án khác
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao