Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ: Doanh nghiệp chịu nhiều sức ép

Chỉ còn 7 tháng nữa là Việt Nam phải thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng ngoại nhập, mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ theo đúng cam kết với tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp trong nước chấp nhận cùng “chơi” trên một “sân chơi chung” và “luật chơi chung” với các nhà đầu tư nước ngoài.

Mạng lưới phân phối chưa mở rộng


Chính phủ đánh giá doanh nghiệp Việt Nam còn 6 điểm yếu: thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, thiếu người quản lý có trình độ quản trị tốt, thiếu nguyên liệu sản xuất, công nghệ kém, trình độ quảng bá sản phẩm yếu, nếu ta không khắc phục kịp thời, đến năm 2012 các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu nhiều sức ép lớn. TS Luật Phạm Văn Chắt, giảng viên cao cấp, báo cáo viên Bộ Công thương về Hội nhập Kinh tế quốc tế khẳng định, quy mô mạng lưới phân phối của nước ta chủ yếu là vừa và nhỏ. Bình quân doanh thu của một siêu thị trong nước chỉ bằng 35% siêu thị nước ngoài. Bản thân hệ thống bán lẻ lớn như Co.opMart của Việt Nam vẫn chưa có sản phẩm “đóng đô” trên thị trường Mỹ.

Từ ngày 1-1-2012, thời gian thực hiện chế độ ưu đãi đối với doanh nghiệp trong nước đã hết buộc chúng ta phải thực hiện luật chơi chung. Đã đến lúc Việt Nam phải mở cửa để nước ngoài đầu tư 100% vốn dịch vụ hàng hóa, khi đó hàng hóa nước ngoài sẽ ồ ạt xuất khẩu vào Việt Nam. Thực tế cho thấy, từ 1-1-2009 các doanh nghiệp nước ngoài đã tham gia tích cực vào hệ thống bán lẻ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và cuối năm 2010, các nước đã có chiến lược tham gia vào thị trường nông thôn, miền núi và vùng sâu vùng xa Việt Nam. Vì vậy chỉ trong vòng 7 tháng nữa nếu doanh nghiệp ta không chuẩn bị xây dựng hệ thống phân phối ở vùng thông thôn cũng như thành thị thì doanh nghiệp trong nước sẽ gặp phải sức ép lớn trước sản phẩm của nước ngoài. Nhằm khắc phục những khó khăn trên cần có sự phối hợp của 4 nhà là nhà sản xuất, nhà kĩ thuật, ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nhanh chóng thiết lập được một mạng lưới những khách hàng “ruột” mà ta thường gọi là kênh phân phối chứa đựng lòng tin của khách hàng.

Chất lượng sản phẩm xuất khẩu thấp

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 4 tháng qua đạt 26,9 tỷ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ do một số mặt hàng chủ lực tăng mạnh, tạo ra sự vươn lên vững chắc của hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước chỉ đạt 11,7 tỷ USD trong tổng kim ngạch (kém khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 15,2 tỷ USD). Điều này bộc lộ rõ sức đóng góp của doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Ngoài ra, một mặt nào đó thể hiện tình hình sản xuất và sức cạnh tranh của khối doanh nghiệp trong nước chậm được cải thiện. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp trong nước chưa đảm nhận được vai trò chủ đạo, dẫn hướng cho hoạt động xuất khẩu. Thời gian qua, xuất khẩu có tăng nhưng hiệu quả không cao bởi giá trị gia tăng đạt thấp do hàm lượng nhập trong sản phẩm xuất khẩu còn cao, sản phẩm tạo ra cũng chủ yếu là gia công, lắp ráp.

Vấn đề chất lượng sản phẩm được xem là thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp khi phải cạnh tranh với các đối tác nước ngoài. Theo các chuyên gia kinh tế, để có thể đưa sản phẩm chất lượng vào thị trường nước ngoài, đòi hỏi doanh nghiệp chọn mặt hàng và dịch vụ có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh cao để đầu tư, đảm bảo tính hài hòa giữa quy mô và tốc độ đầu tư tạo nguồn hàng xuất khẩu. Làm được như vậy buộc doanh nghiệp phải tự đổi mới từ khâu quản lý, tổ chức và sản xuất. Nhận định về khả năng của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập quốc tế, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ thương mại cho rằng, chúng ta phải tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là tái cấu trúc doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp cần phải chủ động tái cấu trúc ngay từ bây giờ, đừng để nước đến chân mới nhảy bởi nếu làm như vậy nguy cơ doanh nghiệp bị thua cuộc sẽ rất cao.   

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Công ty CP Pico: Sự khác biệt trong “mưa” khuyến mãi
  • Trấu viên - nhiên liệu sạch đặc hiệu Việt Nam
  • Trường Hải soán ngôi số 1 của Toyota Việt Nam
  • DN chia sẻ về giải pháp tìm vốn
  • Nhiều doanh nghiệp tính cắt giảm sản xuất và lao động
  • Vietnam Airlines phát triển thêm mạng bay Đông Nam Á và nội địa
  • Hòa Phát xây Nhà máy cán thép hiện đại nhất Việt Nam
  • Niềm tin của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đang giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao