Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ: Nên cứu hay nên để General Motors phá sản

Trước tình hình tài chính ngày càng xấu đi, doanh số bán hàng giảm và bốn năm liền thua lỗ, các quan chức Mỹ và lãnh đạo tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất thế giới General Motors (GM) đang chạy đua với thời gian để thu xếp tài chính cho tập đoàn này nói riêng và ngành công nghiệp ô tô Mỹ nói chung.

Nhưng không phải ai cũng nhất trí với lập luận rằng để GM nộp đơn xin bảo hộ phá sản sẽ là một tai hoạ với nền kinh tế Mỹ. Thậm chí một vài chuyên gia còn cho rằng để GM phá sản sẽ là rất đau đớn, nhưng thà như thế còn hơn là chính phủ bơm tiền vào cứu tập đoàn này bởi vì dù có bơm bao nhiêu tiền chăng nữa thì cũng chỉ kéo dài thêm cuộc sống lay lắt (bằng chi phí rất lớn) của một tập đoàn khổng lồ. Bởi vì sau giai đoạn bảo hộ phá sản, có thể GM sẽ trở thành một công ty cạnh tranh hơn nhưng quy mô nhỏ hơn.
Trong trường hợp GM buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản, tất cả các hợp đồng lao động hiện nay của GM sẽ bị chấm dứt và hãng sẽ phải đối mặt với các nghiệp đoàn, nhưng trách nhiệm chính của tập đoàn này vẫn là lương hưu phải chi cho 479,000 nhân viên đã về nghỉ hưu và vợ/chồng của họ.
Các cổ đông của GM hiện cũng đã mất rất nhiều tiền nhưng trong trường hợp GM phá sản thì toàn bộ cổ phiếu của họ sẽ thành giấy lộn. Trong ngày hôm qua, giá cổ phiếu của GM tăng 16% lên 3,08 USD/cp nhưng trong vòng 12 tháng qua, giá trị cổ phiếu GM đã giảm đến 90,5%, chủ yếu do doanh số bán hàng sụt giảm và lo ngại về tương lai của hãng này.
Tuy nhiên cũng cần tham khảo kinh nghiệm của các hãng khác trong ngành ngành công nghiệp chế tạo, hàng không, thép hay bán lẻ, vì phá sản cũng đồng thời tạo ra cơ hội mới để làm lại từ đầu với chi phí được điều chỉnh cạnh tranh hơn, tạo ra tương lai mới cho hãng và nhân viên còn trụ lại.
Theo nhận định của phó hiệu trưởng Matthew J. Slaughter của trường quản trị kinh doanh Tuck ở Dartmouth thì trường hợp của GM “hãy để thị trường điều tiết. Nếu GM hoặc một trong ba hãng ô tô lớn của Hoa Kỳ xin phá sản, hãy dùng tiền đó để giúp công nhân và những cộng đồng bị ảnh hưởng từ vụ phá sản đó”.
Một ý kiến khác từ chuyên gia đầu tư William Ackman của Pershing Square Capital thì cho rằng GM nên đệ đơn xin bảo hộ phá sản vì cho GM vay thêm tiền “không giải quyết được vấn đề gì.” Chuyên gia này khuyên thay vào đó, GM nên có kế hoạch là nếu buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản thì sẽ giải quyết các vấn đề tồn đọng như thế nào thì sẽ tốt hơn. Bản thân William Ackman và Pershing Square Capital không phải là cổ đông chính của GM.
“Theo tôi, chính phủ nên dành tiền định cứu trợ nêu trên để đào tạo nghề cho những người bị ảnh hưởng do phá sản. Từ phá sản làm người ta khiếp sợ, nhưng đây đơn giản là hệ thống là như vậy.”
Và không có gì ngạc nhiên khi giám đốc điều hành của GM là Rick Wagoner phản đối. Tuần trước, trong một cuộc họp với các nhà đầu tư, ông này đã đưa ra cảnh báo vô cùng ảm đạm rằng “hậu quả của việc (để GM) phá sản sẽ rất nghiêm trọng và có ảnh hưởng ngoài phạm vi của tập đoàn rất nhiều,” và rằng “GM sẽ làm mọi việc mà tập đoàn có thể làm để tránh rơi vào hoàn cảnh đó.”
Tuy nhiên, để được vay tiền từ chương trình hỗ trợ kinh tế cả gói từ chính phủ liên bang, GM có thể sẽ phải thực hiện nhiều biện pháp cải tổ công ty theo yêu cầu của chính phủ, thậm chí có thể có những yêu cầu rất cứng rắn liên quan đến tự cân bằng tài chính của hãng trước khi hãng có thể chạm tay tới tiền vay cứu trợ. Thậm chí các nhà làm luật còn yêu cầu hãng phải thay đổi đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trước khi quyết định chi tiền ứng cứu. Những yêu cầu kiểu thế này có kết cục không khác gì với chuyển đổi và cơ cấu lại doanh nghiệp, nhưng sẽ tránh cho GM phải mang “vết nhơ” là xin bảo hộ phá sản, theo lập luận của giáo sư kinh tế Susan R. Helper của đại học Case Western Reserve.
Lẽ đơn giản là trong trường hợp GM xin bảo hộ phá sản, về lâu dài hãng này có thể mạnh hơn về mặt tài chính nhưng hình ảnh của công ty sẽ không còn “long lanh” như trước, và yếu tố tâm lý sẽ khiến khách hàng dễ dàng tin là mua xe của một hãng từng đệ đơn xin bảo hộ phá sản thì giá trị của chiếc xe cũng sẽ bị ảnh hưởng, và sẽ tìm thương hiệu khác khi muốn mua xe mới.
Trái lại, trong trường hợp của hãng hàng không xin bảo hộ phá sản, khách du lịch sẽ có ít do dự khi bay vì khi máy bay hạ cánh thì mối liên hệ giữa họ và hãng vận tải cũng kết thúc trong khi một chiếu ô tô ngoài chức năng là phương tiện đi lại còn là “một khoản đầu tư đối với nhiều gia đình và niềm tin nó vẫn chạy tốt, được bảo trì và bảo hành trong một thời gian nhất định” vẫn là yếu tố quyết định khi họ chọn mua xe, theo như đánh giá của Christie L. Nordhielm, phó giáo sư môn marketing tại đại học tổng hợp Michigan.
Để giải toả lo lắng cho khách hàng, GM có thể chi thêm tiền cho 6.468 đại lý bán và bảo trì xe với mục đích thanh toán cho bất kỳ khoản chi nào liên quan đến bảo trì, bảo hành nằm trong hợp đồng mua bán xe. Các hãng hàng không từng xin bảo hộ phá sản trước đây cũng đã áp dụng những biện pháp tương tự khi đưa ra cam kết hỗ trợ khách hàng từng bay với họ sẽ được hưởng những ưu đãi trong tương lai tương tự như khi hãng vẫn đang hoạt động bình thường.
Trong một cuộc điều tra với 6.000 khách hàng hè năm trước do hãng CNW Marketing tiến hành, 80% số người được hỏi trả lời họ sẽ tìm thương hiệu khác để mua nếu GM hoặc Ford buộc phải xin bảo hộ phá sản từ chính phủ Hoa Kỳ, có nghĩa là chỉ khoảng 20% khách hàng trung thành sẽ tiếp tục dùng sản phẩm của hãng kể cả khi hãng xin bảo hộ phá sản.
Nếu một trong ba hãng sản xuất ô tô lớn của Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản, nền kinh tế sẽ bị thiệt hại ít nhất 175 tỷ USD trong năm đầu tiên vì liên quan đến pháp lý do người lao động mất việc làm và doanh thu từ thuế. Đây là đánh giá của trung tâm nghiên cứu ô tô vừa được công bố. Với mức độ ảnh hưởng chồng chéo và phạm vi hoạt động của GM, quá trình này dự kiến sẽ kéo dài ít nhất ba năm, thậm chí lâu hơn.
Trường hợp GM xin bảo hộ phá sản, thì với tổng tài sản ước tính tại thời điểm hiện nay là 111 tỷ USD, vụ này sẽ là một trong những vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nhưng nếu so với vụ Lehman Brothers thì chả thấm vào đâu.
Có rất nhiều điểm tương đồng giữa vụ sập tiệm của Lehman và tình cảnh của GM hiện nay. Trong cả hai trường hợp, chính phủ bị đặt vào tình cảnh buộc phải quyết định liệu cứu một doanh nghiệp bị dồn vào chân tường do cạnh tranh kém với các đối thủ hay để doanh nghiệp đó phá sản và chấp nhận tác động của việc phá sản đó đối với nền kinh tế nói chung trước nguy cơ suy sụp. Cố nhiên, người lao động làm việc ở doanh nghiệp gặp vấn đề cũng như các doanh nghiệp phụ trợ khác đứng trước nguy cơ mất công ăn việc làm sẽ mong muốn chính phủ bơm tiền trợ giúp.
“Tại sao cũng là người lao động, nhưng những người làm trong ngành công nghiệp ô tô như công nhân của GM, Ford và Chrysler lại đáng bị chính phủ đối đãi khác so với những người lao động trong các lĩnh vực khác (như lĩnh vực bảo hiểm hay ngân hàng tài chính chẳng hạn)?” giáo sư Slaughter lập luận.
Nhưng nghiệp đoàn công nhân ngành chế tạo ô tô, hiện cũng đang lên tiếng cùng các hãng này yêu cầu chính phủ trợ giúp tài chính, có thể sẽ có lý do để tiến hành đình công tập thể nếu GM yêu cầu toà án huỷ hợp đồng lao động vì lý do xin bảo hộ phá sản.
Khi xin bảo hộ phá sản, quỹ bảo hiểm y tế mà hãng lập năm 2007 cho người lao động sẽ không có lý do gì để tồn tại, và khoản chi trị giá 100 tỷ USD cho việc này sẽ không còn là gánh nặng đối với GM và các hãng ô tô khác. Nghiệp đoàn công nhân ngành chế tạo ô tô gần đây đồng ý lùi thời hạn GM phải nộp tiền vào quỹ do hãng này gặp khó khăn. Theo đánh giá của giáo sư Helper, thì cái giá phải trả cho việc GM rơi vào tình cảnh phá sản hoặc sa thải hàng loạt công nhân đối với nhiều vùng ở các bang Michigan, Ohio và các bang khác nơi GM đặt 55 nhà máy sẽ là vô cùng lớn.
“Ngay cả khi GM bị phá sản nhưng là vào năm tới thì cũng vẫn tốt hơn là phá sản bây giờ rất nhiều vì hiện nay tình hình kinh tế nói chung của toàn Hoa Kỳ là rất xấu. Và trên quan điểm an sinh xã hội, nếu GM không tạo ra lợi nhuận từ những khoản đầu tư của chính phủ, thì ít nhất nó cũng tạo ra rất nhiều chỗ làm tốt cho rất nhiều người.” Giáo sư Helper kết luận.
Tới thời điểm này, chưa có gì chắc chắn là GM hay bất kỳ hãng chế tạo ô tô nào của Hoa Kỳ sẽ được vay tiền của chính phủ để thoát khỏi nguy cơ phá sản. Và với mức chi và doanh thu như hiện nay, cùng lắm là đến hêt quý I năm 2009, GM sẽ hết tiền.

  • Chiến lược sản phẩm của TRAPHACO trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới
  • Trung Quốc cảnh báo các doanh nghiệp vừa và nhỏ về khó khăn phía trước
  • Toyota giảm mạnh mức dự đoán lãi ròng trong tài khóa 2008
  • GM: Doanh số bán ra ở Mỹ trong tháng 10 mất 45%
  • RBS hiện diện tại Việt Nam
  • Tập đoàn ABB xây nhà máy thứ hai tại VN
  • GM khai trương nhà máy lắp ráp ôtô đầu tiên ở Nga
  • BMI lạc quan về triển vọng phát triển của VN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao