Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nga biện hộ cho đề xuất sáp nhập Gazprom – Naftogaz

Mới đây, chủ tịch tập đoàn khí đốt Gazprom Alexei Miller cho biết, đề xuất hợp nhất tập đoàn năng lượng lớn nhất nước Nga Gazprom và tập đoàn năng lượng quốc gia Naftogaz của Ukraine không liên quan tới ý tưởng thành lập một tập đoàn liên doanh Nga – Ukraine nhằm hiện đại hóa hệ thống trung chuyển khí đốt của Ukraine, hãng RIA đưa tin.

Ông Miller đưa ra tuyên bố này sau cuộc gặp với Bộ trưởng Nhiên liệu và năng lượng Ukraine Yuriy Boyko. Ông cho rằng, đề xuất sáp nhập hai tập đoàn khí đốt của Nga và Ukraine mang tính “toàn cầu và có quy mô lớn hơn nhiều”.

Theo ông, Gazprom sẽ không từ bỏ việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án “South Stream”. Lãnh đạo Gazprom nhấn mạnh, Gazprom sẽ tạo một hành lang xuất khẩu khí đốt của Nga mới với công suất vận chuyển đáng kể đến ngày 31/12/2015.

Hôm 30/4, tại Kiev, phát ngôn viên của Thủ tướng Nga Putin cho hay, Nga dự định xây dựng đường ống khí “Dòng chảy phương Nam” - dự án có thể giảm sự phụ thuộc của Nga đối với việc trung chuyển khí đốt qua Ukraine. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa sẽ gây tổn thất trầm trọng cho Ukraine.

Tháng Hai năm nay, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã tuyên bố về sự cần thiết thiết lập một tập đoàn quốc tế nhằm mục đích hiện đại hóa hệ thống trung chuyển khí đốt của Ukraine, trong đó có sự tham gia của Nga và liên minh châu Âu (EU). Ông lưu ý rằng, việc thành lập tập đoàn này sẽ khiến Nga phải từ bỏ dự án đường ống dẫn khí đốt “South Stream” và “North Stream”. Cả hai dự án này được xây dựng để cung cấp nhiên liệu cho châu Âu mà không cần đến dịch vụ trung chuyển.

Tháng Ba năm ngoái, Ukraine và EU đã ký tuyên bố về việc hiện đại hóa hệ thống trung chuyển khí đốt của Ukraine, tuy nhiên về sau ý định này đã không được tiến hành. Ban đầu, theo thông báo, Nga sẽ không tham gia vào dự án này, tuy nhiên sau đó chính phủ Ukraine đã mời phía Nga tiếp tục đàm phán.

Hôm 13/5, Tổng thống Ukraine tuyên bố đã sẵn sàng hợp nhất Naftogaz và Gazprom trên cơ sở bình đẳng. Tuy vậy, các điều khoản hợp nhất chính xác giữa hai tập đoàn khí đốt cho đến giờ vẫn chưa được rõ. Theo các đánh giá độc lập, trong trường hợp sáp nhập, phía Ukraine có thể mong đợi từ 2-8,5% cổ phần trong liên doanh.

(Vitinfo)

  • Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Nhiều giải pháp quan trọng góp phần ổn định sản xuất
  • Viettel nâng băng thông Internet lên gấp 2-3 lần
  • Hãng BMW thu hồi 122.000 xe môtô
  • Hạ thủy tàu không cabin
  • S-Fone tài trợ cho công nhân gọi miễn phí
  • Vietnam Telecomp/Electronics - Internet & IT 2010 Hướng tới "Kỷ nguyên hội tụ"
  • Mở đường bay Đà Lạt-Đà Nẵng vào giữa tháng 6
  • FPT khai trương văn phòng công ty ở Campuchia
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao