Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bài học thiếu chặt chẽ

Bà Lê Hoài Anh.

Trong khi Công ty TNHH Mỹ phẩm Shiseido (SCV) vẫn im hơi lặng tiếng thì ngược lại phía Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thủy Lộc lại khá cởi mở với giới truyền thông. Để có cái nhìn đa chiều, nhất là đối với chính những người trong cuộc, TBKTSG đã phỏng vấn bà Lê Hoài Anh, Tổng giám đốc Công ty Thủy Lộc xung quanh những tranh chấp phức tạp liên quan đến hai công ty trên.

Con tôi, tôi không muốn bán!

TBKTSG: Bà đã bắt đầu duyên nợ với Shiseido trong tình huống nào?

- Bà Lê Hoài Anh: Chúng tôi đã gặp nhau tại một hội chợ về mỹ phẩm tại Giảng Võ, Hà Nội vào năm 1996. Lúc đó, tôi cũng đang kinh doanh, phân phối một số mặt hàng mỹ phẩm nhập khẩu nhưng so với Shiseido thì không bằng. Hai bên đã gặp gỡ, thương lượng và vào đầu năm 1997 họ đã chọn Thủy Lộc trong số 20 đối tác để làm nhà nhập khẩu, phân phối độc quyền sản phẩm Shiseido tại Việt Nam.

Trải qua rất nhiều thăng trầm, chúng tôi đã xây dựng được một hệ thống phân phối gồm 68 cửa hàng trên toàn quốc. Cho đến trước thời điểm xảy ra sự cố, sản phẩm Shiseido giữ vị trí hàng đầu ở thị trường mỹ phẩm cao cấp tại Việt Nam.

TBKTSG: Doanh thu lúc đó là bao nhiêu?

- Năm 2008, doanh thu bán sản phẩm Shiseido đạt khoảng 14-15 triệu đô la Mỹ.

TBKTSG: Đang ở đỉnh cao như vậy, cớ sự gì hai bên lại nói lời chia tay?

- Thực ra thì không phải chia tay mà câu chuyện này diễn ra trong bối cảnh sau khi Việt Nam tham gia WTO và mở cửa cho nhà phân phối nước ngoài. Họ được quyền bán sỉ và mở một cửa hàng bán lẻ. Chính điều này cùng với lý do có lẽ Shiseido cho rằng doanh thu và thị trường ở Việt Nam đã đủ lớn nên vào khoảng quí 3-2008 họ đặt vấn đề mua lại quyền nhập khẩu, phân phối, bán sỉ của chúng tôi, đồng thời mua lại cổ phần của Thủy Lộc trong các cửa hàng bán lẻ.

TBKTSG: Bà đã đón nhận việc Shiseido đặt vấn đề muốn mua với mình ra sao?

- Thực ra, tôi không bao giờ muốn bán cả. Hệ thống bán lẻ này là đứa con của tôi trong hơn 10 năm qua. Hơn nữa, thương hiệu Shiseido có được như ngày hôm nay tại Việt Nam là do Thủy Lộc gầy dựng. Nhưng sản phẩm Shiseido đâu phải do tôi sản xuất. Thế nên, họ dồn ép buộc tôi phải bán bằng cách hợp đồng hết thời hạn thì họ không gia hạn nữa và ngừng luôn việc cung cấp hàng. Trong suốt hai năm, 68 cửa hàng đã không được cung cấp hàng thì làm sao có thể tồn tại?

Bài học xương máu

TBKTSG: Có ý kiến cho rằng khi ký hợp đồng bán bà đã bỏ rơi các nhà đầu tư hoặc những người góp vốn trong hệ thống cửa hàng và đây là lý do dẫn đến tranh chấp phức tạp như ngày hôm nay?

- Nếu mà bỏ rơi thì tôi đã không đồng hành cùng với các đối tác của tôi cho đến tận bây giờ. Ngay trong quá trình thương lượng bán, vấn đề quyền lợi của các đối tác đã được chúng tôi hết sức lưu ý. Chính vì vậy, trong hợp đồng đã ký kết có điều khoản Shiseido cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với những đối tác của chúng tôi. Rằng quyền lợi của họ vẫn được đảm bảo như cũ và tới lúc Nhà nước Việt Nam cho phép Shisheido được tự mở cửa hàng riêng thì Shiseido phải đàm phán mua lại cổ phần hoặc tiếp tục hợp tác với các đối tác trên.

TBKTSG: Khi đưa ra điều khoản này hợp đồng có quy định chế tài nếu phía SCV vi phạm cam kết?

- Không có quy định chế tài về trường hợp ấy trong hợp đồng. Vấn đề đó đã không được đặt ra bởi tôi tin vào uy tín của SCV.

TBKTSG: Vậy, theo bà, nguồn cơn của những tranh chấp này là từ đâu?

- Đến giờ này tôi không thể có cách hiểu nào khác ngoài lý do SCV muốn thâu tóm luôn hệ thống bán lẻ. Họ làm cho các cửa hàng này thua lỗ, chán nản và buộc phải rút lui.

TBKTSG: Liệu SCV có cần thiết phải phá vỡ một hệ thống phân phối đã xây dựng hơn 10 năm để mày mò làm lại từ đầu?

- Thực ra, SCV đã tranh thủ mở được 11 cửa hàng và những cửa hàng này cạnh tranh trực tiếp với các cửa hàng cũ của chúng tôi. Tôi không hiểu bằng cách nào SCV lại được mở những cửa hàng như vậy, có giấy phép cho mở một cơ sở bán lẻ thôi nhưng lại tập trung tới bốn, năm cửa hàng. Điều này rõ ràng là trái quy định và hiện chúng tôi đang khiếu nại lên các cơ quan quản lý.

TBKTSG: Cuộc hôn nhân đã tan vỡ. Bà rút ra được điều gì từ sự đổ vỡ này?

- Tôi và các đối tác của tôi đã quá chủ quan. Đây quả là một bài học xương máu. Khi mới bàn giao cho SCV chúng tôi rất thiện chí hợp tác, để cho họ quản lý, điều hành cửa hàng một cách rất thoải mái. Cho đến khi, ba tháng, rồi sáu tháng, SCV không báo cáo kết quả kinh doanh, các cửa hàng từ chỗ đang có lãi đột nhiên doanh thu sụt giảm, lỗ lã thì lúc ấy chúng tôi mới té ngửa.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Shiseido-Thủy Lộc: Cuộc chia tay không êm ả
  • 10 công ty hạnh phúc nhất ở Mỹ
  • Lập liên doanh xây tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn
  • Lãi suất cao: Không nên mở rộng đầu tư
  • Gà Đông Tảo... Nam tiến
  • Mắm tôm xứ Thanh... đi Mỹ
  • Có nên mở cửa cho kinh doanh casino?
  • EVN thời Chủ tịch Đào Văn Hưng: Điệp khúc chậm tiến độ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao