Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Shiseido-Thủy Lộc: Cuộc chia tay không êm ả

Một gian hàng mỹ phẩm Shiseido trong khu thương mại Parkson ở quận 7, TPHCM. Ảnh: Quốc Hùng.

Những ngày qua, trên thương trường nổi lên thông tin Công ty TNHH thương mại và xây dựng Thủy Lộc (Thủy Lộc) bị đối tác của mình là Công ty TNHH Mỹ phẩm Shiseido Việt Nam (SCV) kiện ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam để yêu cầu công ty này phải trả 54 tỉ đồng. Vậy đâu là nguyên nhân của vụ việc?

Câu chuyện làm ăn của dòng mỹ phẩm Shiseido tại thị trường Việt Nam bắt đầu từ năm 1997 khi Thủy Lộc trở thành công ty phân phối độc quyền những sản phẩm này tại thị trường Việt Nam.

Trong một thời gian dài, Thủy Lộc đã phát triển được một hệ thống với 68 cửa hàng trên toàn quốc, trong đó có 18 cửa hàng của 13 cá nhân (đại lý) là bạn bè, người quen góp vốn, đứng tên.

Tất cả hệ thống cửa hàng này đều do Thủy Lộc quản lý và đưa về cho cổ đông mỗi tháng một số lợi nhuận đáng kể cho đến khi SCV mua lại quyền phân phối, bán lẻ của Thủy Lộc để trực tiếp quản lý, nắm giữ.

Thông tin từ một đại lý cho biết trong thương vụ này, Thủy Lộc đã nhận được 8,25 triệu đô la Mỹ. Một số đại lý nghi ngờ Thủy Lộc đã bán luôn cả phần của họ cho SCV. Dầu đã chuyển nhượng cho SCV nhưng Thủy Lộc không rút khỏi thị trường mà vẫn ở trên danh nghĩa là công ty trung gian quản lý cho SCV.

Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, người đứng tên tại cửa hàng trên đường Lê Thị Riêng, quận 1, TPHCM, cho biết trong hai năm qua, có một thực tế là những cửa hàng thuộc 100% vốn sở hữu của SCV (do mua lại từ Thủy Lộc) thì họ cho bán giá khuyến mãi đến 22% nhưng cửa hàng của bà và một số cửa hàng của những đại lý khác lại không được bán hàng khuyến mãi. Mâu thuẫn càng tăng khi tình hình kinh doanh của các đại lý ngày một sụt giảm. Đầu tháng 11-2011, 13 đại lý đại diện của 18 cửa hàng đã kéo đến văn phòng của SCV tại quận 7, TPHCM yêu cầu SCV phải bồi thường 97 tỉ đồng (cho hai năm dưới sự quản lý của SCV khiến họ bị thua lỗ), và nếu không, họ sẽ kiện ra tòa với mức đòi bồi thường 20 triệu đô la Mỹ.

Trước sức ép này, theo biên bản ngày 1-11-2011, luật sư Nguyễn Thành Đức, cố vấn pháp luật, đại diện của SCV, cho rằng căn cứ các quy định pháp luật thì những đại lý này chỉ có hợp đồng hợp tác kinh doanh với Thủy Lộc chứ SCV không có quan hệ kinh doanh với các đại lý.

Biên bản này cũng ghi rõ là SCV không điều hành hoạt động kinh doanh các cửa hàng trong hệ thống ký kết hợp đồng kinh doanh với Thủy Lộc. Tuy nhiên, các đại lý lại cho rằng, họ phải được (SCV) thừa nhận là đối tác kinh doanh nhãn hiệu thông qua Thủy Lộc mà SCV đang điều hành trực tiếp từ 19-1-2010 đến nay.

Trong khi, các đại lý đang chờ SCV đưa ra quyết định, thì bất ngờ ngày 20-1-2012 SCV đã đưa Thủy Lộc ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam về việc thiếu nợ. Bên cạnh đó, theo yêu cầu của SCV, Tòa án nhân dân TPHCM đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, phong tỏa số tài sản trị giá khoảng 90 tỉ đồng đối với bị đơn (bao gồm ba tài khoản của Thủy Lộc cùng toàn bộ hàng hóa mà Thủy Lộc đang lưu kho và để tại 40 cửa hàng kể từ ngày 20-1-2012). Một số đại lý góp vốn kể trên cũng nằm trong danh sách bị niêm phong.

Tổng số tiền mà phía SCV yêu cầu Thủy Lộc phải trả cho họ là gần 54 tỉ đồng bao gồm 49 tỉ đồng tiền gốc cùng lãi phạt chậm trả. Số nợ 49 tỉ đồng này, Thủy Lộc cho là không chính xác vì từ đầu năm 2010 đến cuối năm 2011, SCV đã có những tính toán sai, gây tổn thất cho Thủy Lộc khoảng 30 tỉ đồng trong giai đoạn thực hiện thanh toán lần hai giữa hợp đồng mua bán tài sản và cấn trừ nợ giữa Thủy Lộc và SCV vào tháng 4-2011. Phía Thủy Lộc cũng cho biết sẽ yêu cầu cho kiểm toán lại sổ sách, làm rõ mọi chuyện.

Ngày 2-2, Thủy Lộc có buổi họp báo công bố chấm dứt hợp tác kinh doanh mỹ phẩm với SCV. Điều mà 13 đại lý đang lo lắng là công việc làm ăn của họ cũng như 20 tỉ đồng tiền vốn lưu động trong hợp đồng mở 18 cửa hàng đã góp với Thủy Lộc trước đây sẽ được giải quyết ra sao.

Cho đến ngày 7-2, đại diện truyền thông của SCV vẫn từ chối cung cấp thông tin và giải thích những sự việc xảy ra trong thời gian qua.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • 10 công ty hạnh phúc nhất ở Mỹ
  • Lập liên doanh xây tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn
  • Lãi suất cao: Không nên mở rộng đầu tư
  • Gà Đông Tảo... Nam tiến
  • Mắm tôm xứ Thanh... đi Mỹ
  • Có nên mở cửa cho kinh doanh casino?
  • EVN thời Chủ tịch Đào Văn Hưng: Điệp khúc chậm tiến độ
  • Bỏ nghề bất động sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao