Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều doanh nghiệp tự nhận là nạn nhân của tham nhũng

Có tới 63% doanh nghiệp được khảo sát nhận định “hệ thống giấy phép chuyên ngành phức tạp, không minh bạch, là một trong những nguyên nhân gây ra nạn tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”.
 
Theo đó, nạn đưa phong bì để trả giá cho việc vừa nhờ vả là hình thức phổ biến nhất trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ quan công quyền. Ngoài ra, không ít công chức  còn được chiêu đãi, đi du lịch. Đây là kết quả nghiên cứu thực trạng tham nhũng trong khu vực doanh nghiệp, Thanh tra Chính phủ - Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam công bố ngày 4/4.

69% doanh nghiệp tự nhận là nạn nhân của tham nhũng

Hoạt động nghiên cứu này nằm trong dự án Sáng kiến Xây dựng tính nhất quán và minh bạch trong kinh doanh tại Việt Nam (ITBI), dựa trên “bối cảnh” là mối quan hệ doanh nghiệp - cơ quan công quyền. Trong đó, doanh nghiệp được coi như bên “cung” (đưa hối lộ) còn cơ quan công quyền như bên “cầu” (bên có điều kiện để nhận hối lộ)

Để có bức tranh tổng thể về hiện trạng tham nhũng trong khu vực doanh nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và phát triển đã tiến hành khảo sát tại 6 tỉnh, TP lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai và Cần Thơ. Từ ý kiến của 270 doanh nghiệp, 7 cuộc thảo luận nhóm và 12 cuộc phỏng vấn sâu các hiệp hội, cán bộ Nhà nước cho thấy, tham nhũng đang xảy ra ở nhiều ngành, lĩnh vực có liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh, xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất đến thuế, hải quan, quản lý thị trường, xây dựng, bảo hiểm xã hội…Trong đó, tổng chi phí hàng năm doanh nghiệp biếu các cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm, tài nguyên môi trường , bảo hiểm xã hội, tiêu chuẩn, chất lượng đo lường là không đáng kể so với kết quả thu được. Ngược lại, hơn 10% doanh nghiệp cho biết chi phí không chính thức gửi các cơ quan thuế, hải quan, quản lý thị trường là nhiều hoặc rất nhiều. Kết quả điều tra cũng cho thấy, có gần 50% doanh nghiệp khẳng định  phải có mối quan hệ với ngân hàng và xuất tiền bôi trơn cho cán bộ tín dụng mới vay được vốn hỗ trợ nhà nước. Hình thức phổ biến là hối lộ dưới dạng đưa phong bì để trả giá cho việc giải quyết các thủ tục. Bên cạnh đó, tặng quà bằng thẻ hội viên các câu lạc bộ, sử dụng dịch vụ đắt tiền hay mời đi du lịch, chiêu đãi, nhận người thân quen  của cán bộ nhà nước vào làm việc, lại quả” theo giá trị hợp đồng cũng là một hình thức cảm ơn trá hình.

Tham nhũng có vẻ đã được xem là hiện tượng bình thường trong xã hội, vì hầu như không có khác biệt giữa câu trả lời của những người từng là nạn nhân của tham nhũng và những người chưa từng thấy tham nhũng. Mặc dù ít nhiều bức xúc với nạn này nhưng lý do chính mà 50% doanh nghiệp không tố cáo, 69% doanh nghiệp tự nhận là nạn nhân của tham nhũng vì cho rằng "đó không phải là việc của tôi" "có tố cáo cũng chẳng giải quyết được gì", hay đây là thông lệ chung, gần như mặc định trong quan hệ giao dịch. Các khoản không chính thức này có thể lên đến 1- 5% chi phí của doanh nghiệp. Đặc biệt, văn hóa hối lộ trong lĩnh vực đất đai trở nên bình thường giống như việc người dân quen với hiện tượng ngập lụt mỗi khi mưa lớn ở Hà Nội.

Giảm nguồn cung bằng cách nào ?

Theo cục phó Cục Chống tham nhũng Thanh tra Chính phủ Ngô Mạnh Hùng, hiện doanh nghiệp luôn mang sẵn tâm lý “phong bì”, cứ gặp khó khăn khi làm việc với cơ quan công quyền là đã sẵn sàng cho việc này, thậm chí có khi họ đưa tiền mà không biết mình đưa vì lý do gì. Tình trạng này tồn tại một phần là do năng lực của chính doanh nghiệp còn hạn chế. Họ không nắm vững các quy định về các văn bản pháp quy, không nhận biết được các hành vi tiếp tay cho tham nhũng Trong khi việc lẽ ra phải nên làm là cần nắm chắc các quy định, văn bản pháp quy, các yêu cầu về thủ tục cần có mà mình phải tuân thủ khi “xin” cấp phép hay thực hiện một thủ tục nào đó. Nếu chủ động trong việc này thì cơ quan công quyền sẽ phải làm theo đúng quy trình và doanh nghiệp không phải mất thêm chi phí.

Tuy nhiên, công bằng mà nói, đang có tình trạng, tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất và giao đất ở nhiều nơi còn chưa nghiêm. Còn tồn tại việc lợi dụng thẩm quyền để lập phương án, điều chỉnh phương án quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư. Bên cạnh đó, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị chưa hoàn thiện cũng tạo điều kiện cho cán bộ lợi dụng trong việc xác định mật độ xây dựng và tầng cao công trình. Do đó, một trong những vấn đề đi đầu để giảm nguồn cung,  phòng chống tham nhũng trong doanh nghiệp là taọ lập môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, công bằng và nâng cao nhận thức và năng lực, xây dựng và phổ biến những bộ công cụ, tài liệu cho doanh nghiệp. Khi đã hiểu thì họ sẽ thay đổi. Từ chỗ đưa hối lộ thì doanh nghiệp sẽ giảm bớt dần việc này

Ông Conrad Fzellmann, phó giám đốc Tổ chức hướng tới Minh Bạch: Các doanh nghiệp đã ý thức được vai trò của mình, nhưng vẫn tiếp tay cho tham nhũng bằng các khoản thanh toán không chính thức. Chuyện “hoa hồng”, “phong bì” là thường xảy ra. Hối lộ giữa khu vực tư với nhau cũng phổ biến như hối lộ giữ khu vực tư với khu vực công. Do đó, cần phải nâng cao nhận thức, đưa ra các hướng dẫn hỗ trợ cho doanh nghiệp. Thúc đẩy hơn nữa tính liêm chính trong doanh nghiệp và khuyến khích hành động tập thể, đối thoại giữa Chính phủ với doanh nghiệp trong một số ngành, trong đầu thầu mua sắm.

Để chống được tệ tham nhũng, còn cần có hệ thống bảo vệ người tố cáo tham nhũng. Có như vậy thì người tố cáo mới “an toàn” để dám đứng ra tố cáo. Còn người nhũng nhiễu phải bị xử lý nếu bị tố cáo, từ đó sẽ không dám nhũng nhiễu. Về vấn đề này, Luật Phòng chống tham nhũng đã đưa ra các quy định, Thanh tra Chính phủ cũng đã có các hội thảo phổ biến về các quy định, cơ chế bảo vệ người chống tham nhũng. Nhưng đúng là những vấn đề này vẫn còn chưa phổ biến rộng rãi đến mọi người và hệ thống bảo vệ người chống tham nhũng này cũng còn ở mức... sơ khai, mới hình thành. Vì vậy, hệ thống này chưa thể hiện được vai trò là nơi tin tưởng cho người chống tham nhũng.
 
(Theo NĐT)

  • 3 bệnh hiểm nghèo khiến DN 'tử vong' nhanh
  • Giám sát chặt 'biến tướng' tập đoàn
  • S-fone và vụ 'thay máu' tỉ đô
  • Cần làm sống lại doanh nghiệp hoạt động lành mạnh
  • Đổi mới công nghệ: “Đốt đèn”... tìm vốn
  • “Niềm tin doanh nghiệp ở Việt Nam giảm mạnh”
  • Những giọt nước mắt... phá sản
  • Đằng sau thương vụ Hanel mua lại khách sạn Daewoo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao