Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều ngành sản xuất “than trời” vì cúp điện

Nhiều ngành sản xuất như nhựa, gỗ, sợi, linh kiện điện tử xuất khẩu bị thiệt hại nặng do cúp điện đột ngột chiều nay - Ảnh: Văn Nam

Sau sự cố miền Nam cúp điện trên diện rộng kéo dài chiều 22-5, doanh nghiệp nhiều ngành sản xuất đã “than trời” vì thiệt hại quá lớn, nặng nề nhất rơi vào các ngành như nhựa, sợi, gỗ, linh kiện điện tử xuất khẩu ...

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online chiều 22-5, ông Trần Việt Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Nam Thái Sơn tại quận 2, TPHCM cho biết đến 6g chiều ngày 22-5, nhà máy của ông cũng như nhiều công ty khác trong khu công nghiệp Cát Lái vẫn chưa có điện để hoạt động trở lai.

Ông Việt Anh cho hay phải cho công nhân công ty nghỉ làm ca 3 (từ 2g đến 10g tối) vì đợi mãi không thấy có điện trở lại.

Thiệt hại của công ty gồm tiền công lao động và sản xuất bị ngưng trệ. Các mẻ nhựa nấu cần điện, do vậy khi sự cố mất điện đột ngột xảy ra  trong quy trình gia nhiệt (đun đến khi đủ độ nóng để nấu chảy nhựa) thiết bị phải cần đến 3 giờ đồng hồ để khởi động lại, những sự cố như thế ngoài việc làm ảnh hưởng đến sản lượng còn tạo ra lượng phế liệu lớn, gây phát sinh chi phí cho công ty, ông Việt Anh than phiền.

Trong ngành chế biến xuất khẩu gỗ, ông Võ Trường Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành cho hay do công ty có tổ chức làm cả ban đêm nên thiệt hại của công ty từ việc cúp điện trong chiều 22-5 có thể lên trên một tỉ đồng. Trong đó có 60% là thiệt hại vật chất gây ra do máy móc ngừng hoạt động, còn 40% là công ty phải trả lương trọn thời gian cho lực lượng công nhân.

Ông Thành cho hay do công ty sản xuất ván ép có nấu các mẻ keo, nếu cúp điện thì những mẻ keo bị hỏng, không thể sử dụng được, thiệt hại có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Chưa kể việc cúp điện cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng của công ty.

Còn ông Đặng Triệu Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sợi Thế Kỷ ở huyện Củ Chi, TPHCM, vào lúc 5g chiều 22-5 cho hay các dây chuyền sản xuất của công ty vẫn đang ngừng hoạt động.

“Nhà máy của chúng tôi hoạt động 24/24, loại sợi công ty sản xuất lệ thuộc vào dây chuyền tự động hóa. Cúp điện như thế này chắc chắn sẽ làm trễ giao hàng, bị khách hàng phạt tiền”, ông Hòa lo lắng.

Trong khi đó, đại diện Ban quản lý Khu chế xuất Tân Thuận qua trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online cũng cho hay, rất nhiều công ty gọi điện phản ánh về thiệt hại do cúp điện đối với tình hình sản xuất xuất khẩu của họ.

Cụ thể nhất là trường hợp gần 7 container hàng linh kiện điện tử của Công ty TNHH Nidec Tosok Vietnam trong khu chế xuất Tân Thuận đã không thể xuất khẩu đúng lịch giao hàng trong chiều nay do cúp điện, hệ thống dữ liệu làm thủ tục xuất khẩu bị ngắt, không xuất khẩu được nên thiệt hại có thể nói là rất lớn.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Viettel lập công ty truyền hình
  • ‘Doanh nghiệp Tin cậy vì Người tiêu dùng’
  • Đàn bò sữa sẽ tăng mạnh
  • HAGL phản pháo cáo buộc “phá rừng” tại Lào, Campuchia
  • Doanh nghiệp mía đường đồng loạt khó khăn
  • Nokia Việt Nam sắp đi vào hoạt động
  • Samsung Thái Nguyên vướng giải phóng mặt bằng
  • Kềm Nghĩa chạm vào Mỹ cùng nail
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao