Cạnh tranh quá mức Điểm đầu tiên rất dễ nhận thấy là ở phần lớn các thị trường, DNTN đang phải hứng chịu cái gọi là cạnh tranh quá mức. Khái niệm mà giới quản trị doanh nghiệp hay dùng để mô tả cho cuộc chơi này là “biển đỏ” (red ocean) - tức là một đại dương nhuốm máu của những đối thủ đang giao chiến khốc liệt trong cuộc chơi giành giật khách hàng.
Thị trường cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán có thể coi là một trong các thị trường cạnh tranh nhất ở Việt Nam. Với tổng cộng 105 công ty chứng khoán (CTCK) cung cấp dịch vụ môi giới trên một thị trường mà tổng khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên không tới 1.000 tỉ đồng. Giả sử phí môi giới giao dịch là 0,15% thì trung bình mỗi năm một CTCK chỉ tạo được chưa tới 4 tỉ đồng doanh thu từ môi giới bán lẻ. Với chi phí đầu tư vào hạ tầng công nghệ kỹ thuật, trả lương quản lý, đội ngũ nhân viên môi giới, và thuê mặt bằng làm sàn giao dịch thì rõ ràng “cuộc chơi” môi giới chứng khoán mà các CTCK đang tham gia là cuộc chơi trên biển đỏ.
Sức chịu lỗ của nhiều CTCK đang giảm dần sau bốn năm kể từ năm 2008 khi thị trường bắt đầu tụt dốc kéo theo doanh thu từ môi giới của các CTCK giảm theo. Nhiều CTCK đã lâm vào tình trạng âm vốn chủ sở hữu. Tính đến đầu tháng 4 năm nay, trong số 94 CTCK có báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010 thì có tới 24 công ty bị lỗ với tổng mức lỗ trước thuế là 574 tỉ đồng, số CTCK có lỗ lũy kế là 39 và tổng mức lỗ là 1.794 tỉ đồng. Câu chuyện cạnh tranh quá mức bắt nguồn từ nhiều lý do, trong đó cơ bản nhất là do cấu trúc kinh tế của một nước đang phát triển. Việt Nam chỉ có lợi thế so sánh trong một số ngành thâm dụng lao động hoặc tài nguyên chứ không có lợi thế trong các ngành thâm dụng kỹ thuật, công nghệ và sáng tạo vốn là các lĩnh vực có thể đưa doanh nghiệp vào cuộc chơi “biển xanh” - tức là cuộc chơi không có nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ khác. Về nguyên tắc, cạnh tranh quá mức không xấu. Nó sẽ là môi trường tốt, dù khốc liệt, để sàng lọc ra các nhân tố thích hợp nhất. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn và trung hạn, cạnh tranh quá mức dẫn tới chỗ tỷ suất lợi nhuận của các DNTN thấp làm cho quá trình tích tụ và tập trung vốn để bứt phá không diễn ra nhanh. Thêm vào đó, cạnh tranh quá mức cũng đồng nghĩa với rủi ro bị đào thải cao, vì thế DNTN trong nhiều ngành của Việt Nam không mấy hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Sức ép từ Trung Quốc Hiện nay sự kết hợp giữa giá nhân công rẻ và năng lực sản xuất vượt trội nhờ quy mô và kỹ thuật/công nghệ đã khiến Trung Quốc gần như có khả năng sản xuất ra tất cả những gì Việt Nam có thể sản xuất, nhưng với chi phí rẻ hơn. Điều này đặt các DNTN của Việt Nam vào một cuộc chơi mà nếu không khéo thì rất dễ thua ngay trên sân nhà. Trên thực tế, thị trường Việt Nam từ nhiều năm nay đang tràn ngập hàng tiêu dùng sản xuất từ Trung Quốc. Chỉ trong bốn tháng đầu năm 2011, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc đạt khoảng 7,1 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2010, trong khi xuất khẩu chỉ đạt gần 3 tỉ đô la. Trong năm 2010, cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc thâm hụt 12,7 tỉ đô la Mỹ, gần bằng giá trị nhập siêu của toàn bộ nền kinh tế. Việt Nam chủ yếu nhập máy móc thiết bị, nguyên vật liệu thô từ Trung Quốc. Còn hàng tiêu dùng nhập từ Trung Quốc tuy tỷ lệ phần trăm trong tổng kim ngạch nhập khẩu có thể không lớn, nhưng con số tuyệt đối là rất lớn. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy hàng tiêu dùng nhập từ Trung Quốc trong năm 2010 là 1,85 tỉ đô la Mỹ, tương đương 32,6% tổng kim ngạch nhập hàng tiêu dùng của cả nước. Từ năm 2008 đến nay, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Trung Quốc đã tăng 54%. Đối đầu với cạnh tranh không lành mạnh Cho đến nay, luật pháp về cạnh tranh ở Việt Nam vẫn không được tôn trọng. Mặc dù Luật Cạnh tranh ra đời cuối năm 2004 và Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) đã ra đời cùng năm này nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh nhưng hoạt động của cục này vẫn còn hết sức hạn chế. Theo số liệu do Cục QLCT cung cấp, trong năm 2010, Cục đã ra quyết định xử lý đối với 25 vụ việc với tổng số tiền phạt là hơn 1 tỉ đồng (trong đó có hai vụ việc đã được điều tra từ năm 2009). Như vậy, tính trung bình, mỗi vi phạm chỉ bị phạt 40 triệu đồng. Đây rõ ràng là một con số không có chút tác dụng răn đe hoặc trừng phạt nào đối với đối tượng phạm luật. Mặt khác, đội ngũ và năng lực của Cục QLCT còn yếu và họ cũng không có động cơ thôi thúc phải giám sát quyết liệt việc cạnh tranh. Lý do nữa không kém phần quan trọng là các doanh nghiệp nhà nước trên thực tế đã quen với vai trò độc quyền và khi bị phát hiện ra các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh thì việc xử lý cũng không nghiêm. Kinh doanh trong điều kiện luật cạnh tranh không được tôn trọng là một việc hết sức nguy hiểm. Chính sách quản lý giá Một khó khăn lớn khác của DNTN Việt Nam đến từ câu chuyện quản lý giá của Nhà nước. Danh sách các sản phẩm thuộc diện bị quản lý giá theo quy định của Bộ Tài chính không chỉ gồm các mặt hàng do doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sản xuất như điện, nước mà còn có cả các sản phẩm của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đó là các mặt hàng cơ bản như xăng dầu, xi măng và thép xây dựng, khí hóa lỏng, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, muối, sữa, đường ăn, thóc lúa, gạo tẻ thường, thuốc y tế cho người, cước vận chuyển, thức ăn chăn nuôi gia súc và các mặt hàng do UBND cấp tỉnh quy định. Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành này phải báo cáo giá lên Bộ Tài chính và mỗi khi muốn tăng giá thì phải thông báo và trong nhiều trường hợp phải được sự chấp thuận của bộ này. Vì quá trình báo cáo và xin phép như vậy mất nhiều thời gian, nên trên thực tế DNTN bị tước mất khả năng phản ứng nhanh trước các biến động giá cả cũng như tình hình cung cầu trên thị trường. Quản lý giá là câu chuyện luôn luôn nóng ở Việt Nam và là câu chuyện dài kỳ. Lý do nằm ở hai điểm: (1) mặc dù Việt Nam đã cải cách kinh tế theo hướng thị trường được 25 năm nhưng nhiều thị trường chủ chốt/thiết yếu vẫn chưa được tự do hóa, thí dụ như điện, xăng dầu, nước sinh hoạt, than. (2) do áp lực thường trực của lạm phát. Những công cụ điều tiết vĩ mô thường dùng ở các nền kinh tế đã phát triển để chống lạm phát như chính sách tiền tệ và tài khóa có vẻ như ít có tác dụng ở Việt Nam và thường mâu thuẫn nhau do các mục tiêu vĩ mô không có trọng điểm. Vì vậy, có vẻ như gánh nặng kiềm chế lạm phát lại được đặt lên vai một loại chính sách vốn không phải để chống lạm phát - đó là chính sách quản lý giá.Hiện nay sự kết hợp giữa giá nhân công rẻ và năng lực sản xuất vượt trội nhờ quy mô và kỹ thuật/công nghệ đã khiến Trung Quốc gần như có khả năng sản xuất ra tất cả những gì Việt Nam có thể sản xuất, nhưng với chi phí rẻ hơn. Điều này đặt các DNTN của Việt Nam vào một cuộc chơi mà nếu không khéo thì rất dễ thua ngay trên sân nhà.
(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com