Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

3G đua ngược dòng bão giá

Cạnh tranh trên thị trường di động ngày càng khốc liệt khiến các hãng buộc phải giảm giá cùng đối thủ
Trong khi lạm phát vẫn ở mức cao, giá nhiều loại hàng hóa tiếp tục leo thang thì các hãng di động lớn lại chạy đua giảm giá thiết bị đầu cuối cũng như giá cước 3G – một cuộc đua ngược dòng bão giá. 

Kể từ đợt điều chỉnh tỉ giá ở mức kỷ lục (gần 10%) vào tháng 2/2011, giá các thiết bị UBS 3G của MobiFone và VinaPhone không hề tăng mà còn giảm cực mạnh. Nếu như USB 3G dạng xoay loại 7,2 Mbps trước đây có giá gần 1,7 triệu đồng thì giờ chỉ còn 999.000 đồng. Với USB 3G dạng thẳng, hai anh em nhà VNPT đã hạ từ 1,2 triệu đồng còn 799.000 đồng.

Buộc phải cạnh tranh

Giải thích về việc ngược dòng bão giá và tỉ giá với USB 3G, một lãnh đạo của VinaPhone cho biết, cạnh tranh trên thị trường di động ngày càng khốc liệt khiến các hãng buộc phải giảm giá cùng đối thủ. Thêm vào đó, các hãng viễn thông thường trợ giá khi bán thiết bị đầu cuối để hỗ trợ khách hàng nên giá vẫn giảm dù tỉ giá và các chi phí khác đều tăng.

Một chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì nhận xét, giá USB 3G dạng thẳng loại 7,2 Mbps của Viettel hiện là 780.000 đồng, cộng với vùng phủ sóng 3G rộng hơn cả MobiFone và VinaPhone cộng lại, với 20.000 trạm BTS 3G. Đây chính là sức ép buộc VinaPhone và MobiFone phải giảm giá thiết bị đầu cuối.

Bên cạnh việc chạy đua giảm giá thiết bị, các ông lớn di động còn đang lao vào một cuộc đua mới về giá cước. Kể từ 1/6, Viettel công bố áp dụng 2 tính năng đặc biệt cho DCOM 3G là “Tomato” và “mức cước tối đa”.

Theo đó, khách hàng sẽ được sử dụng sim dữ liệu 3G cho DCOM 3G trả trước mà không bị giới hạn về thời gian sử dụng (tính năng Tomato). Bên cạnh đó, nếu đăng ký, khách hàng chỉ phải trả tối đa 120.000 đồng/tháng mà không bị giới hạn về lưu lượng sử dụng. Trường hợp dùng ít hơn 120.000 đồng, khách hàng chỉ phải trả mức thực sử dụng.

Trước đó, VinaPhone từng cung ứng gói cước có mức tối đa phải trả là 300.000 đồng/tháng (không giới hạn lưu lượng) nhưng đã tạm ngừng cung ứng. Còn với MobiFone, hãng này chỉ cung ứng “mức cước tối đa” cho dịch vụ trả sau của USB 3G với chi phí dao động từ 500.000 đến 1 triệu đồng/tháng.

Tín hiệu vui cho người tiêu dùng

Ngay sau khi Viettel công bố các biện pháp giảm cước gián tiếp cho dịch vụ DCOM 3G trả trước, hai hãng di động đối thủ là MobiFone và VinaPhone cũng đang rục rịch thay đổi. Nguồn tin từ hai nhà mạng này cho biết, họ đang cân nhắc các phương pháp để có thể cân bằng với những chiêu mới mà Viettel đưa ra. “Chúng tôi sẽ không để khách hàng của mình thiệt so với đối thủ cạnh tranh” - một lãnh đạo của VinaPhone nói.

Theo phân tích của các chuyên gia viễn thông, MobiFone và VinaPhone phải có những biện pháp giảm giá rất đặc biệt mới có thể cân bằng được với đối thủ cạnh tranh. Hiện tại, trên thị trường USB 3G, Viettel chiếm lợi thế hơn nhờ vùng phủ sóng rộng và giá thiết bị rẻ hơn. Điều này cộng với giá cước vừa được giảm gián tiếp sẽ đẩy các đối thủ vào thế bất lợi lớn. “MobiFone và VinaPhone sẽ phải khuyến mãi khủng hơn hoặc giảm cước mạnh để đối phó” - một chuyên gia về thông tin di động dự báo.

Bên cạnh cuộc chạy đua giữa các nhà mạng, các hãng viễn thông còn đang tính tới sự thay đổi trên thị trường Internet, đặc biệt ở phân khúc dành cho laptop. Hiện tại, cước lưu lượng ADSL loại rẻ nhất cũng là 45 đồng/MB, phải chịu cước thuê bao từ 24.000 -50.000 đồng/tháng, và không thể di chuyển được.

Một chuyên gia về viễn thông băng rộng nhận định: “Có thể ADSL sẽ không vào cuộc chạy đua giảm giá như 3G nhưng ít ra họ sẽ khó có thể tăng cước bởi đối thủ của họ là Internet băng rộng đang giảm giá. Đây cũng là một tín hiệu vui cho người tiêu dùng trong bối cảnh bão giá”.

(Theo Hải Phong // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • DN và cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” : Cơ hội cũng là thách thức
  • Giá cả là chuyện nhỏ!
  • Mua bán doanh nghiệp: Kênh đầu tư quan trọng
  • Nhiên liệu sinh học: Ngắc ngoải “chờ sáng trăng”
  • Thép Hòa Phát tiếp tục giữ vị trí số 1 thị phần cả nước
  • Nhiều doanh nghiệp điêu đứng vì “Vinashin con”
  • Khép cửa xe nhập: 'Chúng tôi hết đường làm ăn'
  • Big C làm nhãn hàng riêng ở tất cả các ngành hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao