Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ở Tổng Cty Xây dựng Đường thủy: Lỗ ngàn tỷ, hòa cả làng

Trụ sở Tổng Cty Vinawaco. Ảnh: Xuân Phú

Từ một đại gia của ngành trong những năm 1990 -2000, nhưng sau hàng loạt sai lầm trong đầu tư, buông lỏng quản lý... Tổng Cty Xây dựng Đường thủy (Vinawaco) nay đứng bên bờ vực phá sản.

Bài 1: Vòng xoáy nợ nần - đầu tư - thua lỗ

Vinawaco thành đơn vị có tỷ lệ số tiền thua lỗ trên vốn chủ sở hữu cao nhất trong số các tổng Cty xây dựng của Bộ GTVT. Vinawaco được xếp vào diện giám sát đặc biệt của Bộ Tài chính.

Nợ chồng chất

Theo báo cáo giám sát của Quốc hội về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng Cty nhà nước công bố tháng 11-2009, Vinawaco thuộc diện báo động đỏ về thua lỗ, khi lỗ lũy kế liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước và vốn chủ sở hữu ngày càng âm nặng.

Theo Kiểm toán Nhà nước năm 2006, Vinawaco thua lỗ 663 tỷ đồng, trong đó lỗ lũy kế 411 tỷ đồng và lỗ do âm vốn chủ sở hữu 252 tỷ đồng. Tình trạng thua lỗ đặc biệt nghiêm trọng tại 8 đơn vị thành viên hạch toán độc lập đã làm mất toàn bộ vốn chủ sở hữu của tổng Cty. Năm 2006, vốn chủ sở hữu bị âm 257,7 tỷ đồng.

Đến năm 2008, các khoản nợ cũ chồng nợ mới... khiến số tiền thua lỗ của Vinawaco phát sinh thêm 520 tỷ đồng, đẩy tổng số lỗ lên 1.183 tỷ đồng, số tiền lỗ này nằm trong khoản nợ phải trả của toàn đơn vị là 2.556 tỷ đồng.

Tình trạng mất cân đối của Vinawaco càng nghiêm trọng hơn khi nhiều hợp đồng của đơn vị này ký có giá thấp hơn giá thị trường. Có hợp đồng, đơn giá nạo vét, đơn giá khoan cọc nhồi chỉ bằng 60% chi phí. Kinh doanh không đủ bù lỗ, trong khi việc thanh toán chậm trễ, tỷ giá tăng, lãi suất vay ngân hàng cao, càng khiến tình trạng tài chính của tổng Cty lún sâu vào nợ nần.

Nhiều đời lãnh đạo được thay thế tại Vinawaco nhưng doanh nghiệp vẫn chỉ lặp đi lặp lại điệp khúc lỗ và lỗ, nợ nần chồng chất. Cực chẳng đã, lãnh đạo Vinawaco phải cầu cứu lãnh đạo Bộ GTVT có biện pháp can thiệp, đứng ra xin giãn nợ, không phát mại tài sản ở một số đơn vị trực thuộc.

Vẫn đầu tư hoành tráng

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, việc mua sắm thiết bị tràn lan, kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân đẩy Vinawaco lún sâu vào thua lỗ, nợ nần.

Ví dụ năm 1997, Vinawaco vay vốn ngân hàng mua 3 tàu nạo vét xén thổi công suất 4.150 CV của hãng Ellicott (Mỹ), với giá 80 tỷ đồng/chiếc (khoảng 6 triệu USD) để thực hiện một số dự án lớn về cầu cảng như: Bến Đình - Sao Mai; Đình Vũ (Hải Phòng). Tuy nhiên, sau khi có tàu thì thị trường nạo vét bị thu hẹp, cả 3 con tàu thường xuyên đắp chiếu, hoặc có làm thì cũng kém hiệu quả do chi phí vận hành cao, thu không đủ để khấu hao.

Năm 2003, Cty Nạo vét và Xây dựng Công trình Đường thủy 1 (đơn vị thành viên của Vinawaco) lại mua thêm một tàu nạo vét Thái Bình Dương, xuất xứ EU với giá 280 tỷ đồng.

Trước đó, chính Cty này đang sở hữu một tàu nạo vét mua năm 1997 nhưng hoạt động không hiệu quả. Tiền đầu tư lớn nhưng doanh thu nhỏ giọt. Cả năm 2005, doanh thu của Cty Nạo vét và Xây dựng Công trình Đường thủy 1 chỉ đạt 87 tỷ đồng. Theo tính toán của Kiểm toán Nhà nước, tại 8 đơn vị thành viên của Vinawaco bị thua lỗ nặng nhất thì cứ 1 đồng vốn bỏ ra doanh nghiệp bị lỗ 0,02 đồng.

Năm 2004, trong quá trình thi công Cảng Cái Lân, Cty Công trình thủy 86 đầu tư đóng một ụ nổi 6.000 tấn với giá 20 tỷ đồng, nhưng không sử dụng được phải bán lại với giá rẻ, gây tổn thất lớn cho Nhà nước.

Tình hình công nợ của một số đơn vị trực thuộc Vinawaco nghiêm trọng đến mức năm 2007, Kiểm toán Nhà nước phải xếp 8 đơn vị trong số này vào diện lỗ đặc biệt, trong đó 5 đơn vị mất hết vốn chủ sở hữu.

Từ năm 2007 đến nay, đơn tố cáo sai phạm của lãnh đạo Vinawaco xuất hiện thường xuyên. Ông Lưu Đình Tiến, quyền Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Vinawaco cho biết: Riêng lượng đơn thư kiện tụng, tố cáo lãnh đạo có hàng tập, chất thành đống trong góc phòng làm việc của tôi.

Đơn kiện xuất hiện dày đặc, có năm chúng tôi phải dành tới gần 8 tháng để tiếp các đoàn thanh, kiểm tra. “Trước việc đơn thư nặc danh tố cáo sai sự thật, chúng tôi nhờ cả công an điều tra nhưng cũng bó tay, vì họ viết đơn thư nặc danh kín kẽ đến mức không để lại dấu vân tay”- Ông Tiến nói.

  (Còn nữa)

(Theo Phạm Tuyên // Tienphong Online)

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp với báo chí: Không nên tách riêng hạch toán báo chí và quảng cáo
  • Hậu xã hội hóa công viên ở Kiên Giang: Doanh nghiệp chịu rủi ro
  • Mua tận gốc
  • Mạng di động nhỏ tìm cách thu hút khách
  • Bán hàng trên eBay
  • Kịch bản nào cho hậu sáp nhập Prudential và AIA
  • Cấp điện quý 2 tiếp tục khó khăn
  • Ác mộng thu hồi xe chưa chấm dứt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao