Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

PVN thoái vốn để tìm vốn mới

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Sự, Phó tổng giám đốc PVN thừa nhận, việc thoái vốn của PVN tại các đơn vị thành viên không chỉ đơn thuần để tái cơ cấu hoạt động của các doanh nghiệp này, mà còn còn nhắm tới mục tiêu tạo vốn cho các dự án mới mà PVN đang triển khai.
 
Trên thực tế, PVN hiện là chủ đầu tư hoặc đồng chủ đầu tư của hàng loạt dự án lớn lên tới hàng tỷ đô la như Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (vốn đầu tư 3,7 tỷ USD), Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (hơn 5 tỷ USD), Dự án Đường ống dẫn khí lô B - Ô Môn (hơn 700 triệu USD), Dự án Đạm Cà Mau; hay các dự án điện lớn có quy mô từ 1.200 MW trở lên, như Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Long Phú 1, Nhiệt điện Quảng Trạch 1, Nhiệt điện Sông Hậu... có quy mô vốn đều trên mức 1,5 tỷ USD/dự án. Đó là chưa kể nhiều dự án khác trong lĩnh vực thăm dò - khai thác dầu khí mà PVN đang triển khai ở Việt Nam và những dự án tìm dầu hoặc đầu tư vào sản xuất điện ở nước ngoài.

Chính vì vậy, việc ráo riết tìm vốn đầu tư của PVN là điều dễ hiểu, nhất là khi nguồn thu từ ngành chính là dầu thô mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn cho các siêu dự án mà PVN đang triển khai.

Theo kế hoạch tái cơ cấu và thoái vốn của mình, PVN sẽ chỉ nắm cổ phần chi phối (51%) đối với các đơn vị thành viên lớn sản xuất các mặt hàng chiến lược, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, hoặc các đơn vị thành viên có hoạt động sản xuất - kinh doanh trùng với lĩnh vực sản xuất - kinh doanh trọng tâm, chủ chốt của PVN.

Các lĩnh vực trọng tâm của PVN được ông Sự nhắc tới là tìm kiếm - thăm dò - khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, sản xuất điện, sản xuất phân bón.

Ngoài việc thoái vốn tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, bảo hiểm, PVN cũng có kế hoạch thoái vốn tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vừa được nhà thầu bàn giao lại cho mình. Tại Nhà máy có vốn đầu tư được duyệt trên trên 3 tỷ USD, PVN cũng muốn bán tới 49% vốn của nhà máy này cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Dẫu vậy, việc thoái vốn ở Nhà máy lọc dầu Dung Quất dù đã được PVN rậm rạp từ lâu và đã có nhiều đối tác nước ngoài quan tâm, nhưng tới thời điểm này, PVN vẫn chưa công bố đối tác chính thức.

Các quan chức của PVN cũng cho hay, do Nhà máy chưa quyết toán xong, nên việc xác định giá trị chính xác để mời chào các nhà đầu tư cũng chưa đến hồi quyết liệt.

Trong nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn mới để triển khai các dự án lớn của mình, tháng 6 vừa qua, PVN đã thực hiện xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, với hành trang là 30 dự án lớn có quy mô lên tới 40 tỷ USD. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, việc tìm kiếm vốn cho các dự án đầu tư chưa đạt kết quả như mong đợi. Đó là chưa kể, không ít dự án được PVN ưu tiên đưa ra trong lần xúc tiến này là dự án điện - lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn do việc đàm phán giá bán đầu ra còn gặp nhiều vướng mắc và chưa thể tiến tới giá thị trường như các nhà đầu tư kỳ vọng.

Tuy vậy, các nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm tới việc góp vốn vào Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam mà PVN cùng Tập đoàn Hóa chất Việt Nam hợp tác với Siam Ciment Group (SCG - Thái Lan) đã được triển khai từ năm 2008. Dự án này dù đã được khởi công vào tháng 9/2008 nhưng tới nay vẫn mới chỉ có khoảng 200 ha mặt bằng được kiểm kê xong trong tổng số 400 ha mặt bằng cần thiết. Theo ước tính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì cần phải mất 6 tháng nữa mới bàn giao được mặt bằng cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, đại diện PVN cũng cho biết, đối tác SCG cam kết sẽ thu xếp cả phần vốn vay của phía Việt Nam, nhưng do khủng hoảng kinh tế thế giới, nên việc thu xếp vốn vay có khó khăn. Đó là chưa kể, tháng 11/2009, SCG đã ký thỏa thuận với Qatar Petroleum International để chia sẻ phần vốn góp của mình.

Cũng để tìm kiếm vốn cho các dự án trong kế hoạch của mình, từ cuối năm 2009, PVN đã tính đến việc phát hành trái phiếu quốc tế, với số vốn từ 500 triệu USD đến 1 tỷ USD. Tuy nhiên, tại thời điểm này, ông Sự cũng từ chối bình luận về các chi tiết liên quan đến việc phát hành trái phiếu quốc tế này, mặc dù không ít tổ chức tài chính quốc tế quan tâm tới trái phiếu của PVN và coi đây là cơ hội đầu tư.

(Theo Thanh Hương // Báo đầu tư)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao