Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ra “đất vàng” quảng bá thương hiệu

Mặt tiền Phố Xinh trên đường Lê Lợi, Q.1

Trên đường Lê Lợi, Q.1, TP HCM, gần đây người ta ngạc nhiên khi thấy thương hiệu Phố Xinh chễm chệ ngay tại vị trí được xem là “đất vàng” của Sài Gòn. Ông chủ Phố Xinh chia sẻ con đường đi tìm mặt bằng kinh doanh của mình.

Kiên nhẫn thâm nhập dãy “phố vàng”

“Việc săn” được 700m2 ngay trung tâm Lê Lợi của Phố Xinh được giới kinh doanh đồ trang trí nội thất đánh giá bằng những từ như “bất ngờ”, “táo bạo”. Những nhận xét này cũng dễ hiểu bởi trước nay các con đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi vốn mặc nhiên được xem là phố dành cho khách du lịch. Và những sản phẩm được kinh doanh trên những con phố này cũng rất gắn bó với khách du lịch, từ quần áo, giày dép, mỹ phẩm, trang sức, tới hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ ăn uống, thẩm mỹ…

Trước đó nhãn hàng Rossano và các đơn vị kinh doanh đồ trang trí nội thất cũng chỉ tập trung vào trong khu Saigon Center chứ chưa có nhãn hàng nội thất nào “một mình một chợ”. Với Phố Xinh thì thành tích này được xem là đầu tiên và khiến những ông chủ kinh doanh hàng nội thất nhìn theo thèm thuồng…

Ông Dương Quốc Nam - Tổng giám đốc Công ty Hoàng Nam với chuỗi siêu thị nội thất Phố Xinh cho hay, xuất hiện trên con đường “vàng” ở trung tâm như đường Lê Lợi là cả một quá trình tìm kiếm khó khăn. Phố xinh đã mất 2 năm trời mới có được cơ hội này. Trước đó, công ty đã đánh tiếng tìm mặt bằng tới từ cò đất đến các công ty môi giới bất động sản và kể cả dùng đến tất cả các mối quan hệ cá nhân. Có những lúc nhân viên của Phố Xinh phải tìm hiểu thông tin từ nghiều nguồn để tiếp cận các cửa hàng kinh doanh không hiệu quả hoặc “săn” các mặt bằng sẽ hết hạn hợp đồng. “Phải vô cùng kiên nhẫn”, ông Nam nhấn mạnh.

Quảng bá hơn kinh doanh?

Lý giải vì sao dù đã có hệ thống 10 siêu thị, cửa hàng trên toàn quốc, nhưng nay Phố Xinh lại xuất hiện ở chốn được đánh giá là trung tâm du lịch, ông Nam cho rằng:“Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh rất quan trọng, nếu có mặt ở đây thì khách hàng trong và ngoài nước đều biết tới mình, giá trị quảng bá cao, chúng tôi muốn vị trí này vì phải tính đến việc quảng bá thương hiệu”. Về chi phí thuê 700m2 mặt bằng cho việc kinh doanh nội thất ở đường Lê Lợi, ông Nam cho biết công ty cũng đã tính toán, bởi mục tiêu của cửa hàng ở Lê Lợi không hẳn là để kinh doanh nội thất. Mục đích chính đó là quảng bá hình ảnh thương hiệu. Ông Nam phân tích thêm: “Thay vì thuê bảng quảng cáo ở vị trí trọng yếu thì mở một cửa hàng tại trung tâm, vừa kinh doanh vừa quảng bá thương hiệu sẽ hiệu quả hơn. Chi phí cửa hàng được tính vào chi phí quảng cáo của công ty”.

Trước mắt công ty không đặt nặng việc lời lỗ với cửa hàng Phố Xinh Lê Lợi. Qua vài tháng kinh doanh, ông Nam cho biết lượng khách hàng cũng khả quan hơn nên dự tính công ty sẽ thu hồi vốn trong hai năm. Dù không nêu con số cụ thể cho việc thuê mặt bằng Lê Lợi, nhưng ông Nam tiết lộ tổng chi phí đầu tư cho cả hàng hóa, sửa chữa và tiền mặt bằng là 20 tỷ đồng. Mặt bằng chỉ có một trệt, một lầu nên việc trình bày bằng cách đưa sản phẩm ra sát mặt tiền để hấp dẫn khách bằng ánh sáng và màu sắc đã thu hút được khách hàng.

Sắp tới Phố Xinh sẽ còn tiếp tục mở các cửa hàng như vậy ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ. Ngoài ra, để tận dụng hết ưu thế “mặt bằng vàng” này, ông Nam cho hay cửa hàng Phố Xinh Lê Lợi sẽ tăng cường các sản phẩm trang trí mỹ nghệ được sản xuất trong nước để khách nước ngoài có thể mua về và biết tới hàng của Việt Nam”.

Thay vì thuê bảng quảng cáo ở vị trí trọng yếu thì mở một cửa hàng tại trung tâm vừa kinh doanh vừa quảng bá thương hiệu sẽ có hiệu quả hơn.

Rõ ràng bài toán “bộ mặt” hay “mặt bằng” của Phố Xinh cũng đáng tham khảo. Tuy nhiên, trước mắt những doanh nghiệp nào chưa “đủ gạo, bạo tiền” cần biết rằng, khi “cắm mốc” ngay vị trí đắc địa giữa trung tâm Quận 1, họ sẽ phải đối diện với 3 yếu tố: Số lượng mặt bằng đẹp luôn hạn chế; số lượng các thương hiệu muốn có vị trí đẹp càng lúc càng nhiều hơn; có vị trí đẹp, đương nhiên giá tiền cũng “rất đẹp”. Các yếu tố này luôn song hành cùng nhau nên buộc lòng các nhà kinh doanh phải biết lượng sức trước khi ra “đại lộ”.

Được biết, theo đánh giá của CBRE, giá thuê mặt bằng tại các vị trí đẹp (tầng trệt và tầng 1) tại khu vực trung tâm TPHCM là từ 96,6 - 123,8USD/m2. Giá thuê mặt bằng cao nhất tại khu vực trung tâm là 250USD/m2. Ngoài ra, tổng nguồn cung cấp mặt bằng bán lẻ ở TPHCM từ nay đến năm 2013 sẽ đạt khoảng 1.033.833m2, gấp 3 lần nguồn cung hiện tại.

(Theo Thụy Vũ – Cát Nguyện // Báo Doanh nhân)

  • Mapletree đầu tư 70 triệu USD xây kho vận tại Bắc Ninh
  • Uphace : Cạnh tranh từ công nghệ
  • PVFC : “Xương sống” của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
  • Vietinbank : Bước ngoặt thành công
  • Traphaco: Tôn vinh giá trị tài nguyên Việt
  • Petrovietnam ký hợp đồng với các ngân hàng nước ngoài
  • Công bố Cẩm nang Pháp luật Lao động Việt Nam
  • “Vua Cóng” Hùng Vương
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao