Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản xuất, kinh doanh 2 tháng đầu năm: Những tín hiệu vui

Sản xuất công nghiệp và xuất khẩu (XK) là hai ngành tiêu biểu cho sức sống của nền kinh tế. Dường như tình hình sản xuất, kinh doanh trong 2 tháng đầu năm đã cho thấy xu hướng tăng trưởng nhanh và bền vững hơn…

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng

Theo Bộ Công thương, 2 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp có bước tăng trưởng rõ rệt, hứa hẹn quá trình hồi phục thật sự sẽ diễn ra trong năm 2010. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng gần bằng cùng kỳ của các năm trước cuộc khủng hoảng kinh tế, ước đạt 114,1 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tăng cao nhất: 15,4%. Sản lượng một số sản phẩm quan trọng như điện, than sạch, khí đốt, quặng apatit, vải dệt từ sợi bông, sản phẩm dệt may... đều đạt mức cao. Các sản phẩm tiêu dùng như điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, tủ đá, máy giặt, tivi và xi măng, thép tròn… đạt mức tăng trưởng khá. Ngành dệt may đẩy mạnh sản xuất với mức tăng gần 32%, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm XK ngày càng cao. Các tỉnh có mức tăng trưởng cao trong sản xuất công nghiệp là Vĩnh Phúc tăng 53,2%, Hải Dương 26,4%, Phú Thọ 61%, Quảng Ninh 15,6%, Thanh Hóa tăng gần 15%... Một số tỉnh, thành phố có quy mô sản xuất công nghiệp lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… đều có mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm trước.
 
Sản xuất tại Công ty Đồ hộp Hạ Long. Ảnh: Yến Ngọc

Theo các chuyên gia, sở dĩ sản xuất công nghiệp có mức tăng khá như trên là do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, tiêu dùng thế giới đã tăng dần dưới tác động tích cực của sự phục hồi kinh tế toàn cầu và trong nước. Từ đó, nhiều thị trường quan trọng như EU, Hoa Kỳ đều gia tăng mức tiêu thụ về hàng công nghiệp, nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng như tàu biển, sắt thép, hàng dệt may, nguyên vật liệu, xăng, dầu, nội thất... Bên cạnh đó, nhiều DN trong nước cũng tăng cường đầu tư nhằm mở rộng sản xuất, nâng cao khả năng tiêu thụ trong nước và XK...

Xuất khẩu đang lấy lại phong độ

Kim ngạch XK 2 tháng đầu năm đạt 8,91 tỷ USD, mặc dù chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2009, nhưng theo Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương, nếu loại trừ kết quả XK vàng, kim loại quý (là yếu tố đặc biệt và bất ngờ, khiến kim ngạch XK đã tăng mạnh 2 tháng đầu năm 2009) thì thực tế XK đã tăng trưởng 16-17%. Đây là thành tựu rất ấn tượng. Đáng mừng, do giá nhiều mặt hàng như hạt điều, dầu thô, chè, hạt tiêu… đã và đang tăng trên thị trường thế giới, nên hàng XK được lợi thêm hơn 600 triệu USD. Tuy nhiên, xu hướng nhập siêu vẫn diễn ra do kim ngạch nhập khẩu đạt 10,66 tỷ USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ. Giá trị nhập khẩu tăng mạnh nhất là nhóm hàng thép, phân bón, giấy các loại, chất dẻo nguyên liệu, máy móc thiết bị, máy tính và linh kiện. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu và mức nhập khẩu của các DN có vốn ĐTNN tăng cao, vì đang lấy lại nhịp độ sản xuất trong khi giá nhiều loại nguyên, vật liệu trên thế giới có xu hướng tăng.

Trước thực tế trên, Bộ Công thương cũng như các DN đang bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, tập trung gia tăng sản xuất, nhất là hàng XK, để giảm nhập siêu, nhanh chóng đa dạng hóa thị trường và mở thêm thị trường mới giàu tiềm năng, duy trì những thị trường truyền thống. Theo Bộ Công thương, nhiệm vụ 10 tháng còn lại được xác định là khá nặng nề trong bối cảnh nền kinh tế mới thoát khỏi khó khăn, cần nỗ lực cho mục tiêu tăng trưởng bền vững, đồng thời kiểm soát mức độ lạm phát, góp phần ổn định thị trường và an sinh xã hội.

Để đạt được mục tiêu trên, Bộ Công thương phối hợp cùng các hiệp hội đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp thông tin thị trường và giải pháp đối phó với những vụ kiện chống bán phá giá của hàng XK, nhất là tại những thị trường chủ yếu. Hoạt động xúc tiến thương mại tiếp tục được quan tâm. Việc kết hợp giữa thương mại và đầu tư, du lịch sẽ được chú trọng. Các cơ quan chức năng đang tích cực cải cách thủ tục hành chính trong nhiều lĩnh vực như thuế, hải quan... tập trung tháo gỡ khó khăn cho các DN đồng thời khuyến cáo cần tiếp tục đầu tư chiều sâu, nhất là trang bị thêm dây chuyền, công nghệ mới để cho ra sản phẩm giàu sức cạnh tranh; tranh thủ ký các hợp đồng mới, đón lõng những đơn hàng mới, có giá trị lớn…

(Theo Hồng Sơn // Hanoimoi Online)

  • Compal sẽ khai trương nhà máy tại Việt Nam vào cuối năm
  • EVN đầu tư ra nước ngoài: Khẳng định uy tín trong khu vực
  • Doanh nghiệp xăng dầu lại kêu lỗ
  • Beeline lại tung gói cước “khủng”
  • Các tập đoàn, tổng Cty nhà nước: Tiến hành phá sản nếu lỗ kéo dài
  • Bổ sung vốn điều lệ cho DN 100% vốn nhà nước
  • Hội nghị Hội đồng Hiệp hội DN VN: Muốn mạnh phải thống nhất
  • Phải thông báo lịch cắt điện đến DN trước khi cắt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao