Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hội nghị Hội đồng Hiệp hội DN VN: Muốn mạnh phải thống nhất

Quy tụ gần 500 đại biểu, Hội nghị Hội đồng Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam (tổ chức trong hai ngày 9-10/3 tại Hà Nội) là cuộc gặp quy mô lớn đầu tiên giữa các hội, hiệp hội doanh nghiệp nhằm tạo sự thống nhất giữa các cơ quan này và VCCI để hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp thành viên.

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu được hưởng lợi khá lớn từ hoạt động có hiệu quả của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - tinkinhte.com
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu được hưởng lợi khá lớn từ hoạt động có hiệu quả của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Theo kết quả khảo sát do VCCI, Viện Nghiên cứu và Đào tạo về Quản lý và Chương trình phát triển dự án Mê Kông (MPDF) thực hiện thì các hiệp hội doanh nghiệp ra đời từ 10 lý do chính, trong đó có 2 nguyên nhân quan trọng nhất là: Xuất phát từ các quan hệ không chính thức, do nhu cầu mở rộng giao lưu với các doanh nghiệp có cùng hoàn cảnh; và các doanh nghiệp cùng ngành hợp lại để hỗ trợ nhau và có tiếng nói đại diện.

Hội nhiều…

Có thể nói, con số gần 300 hiệp hội chuyên ngành hoặc liên quan đã cho thấy sự phát triển và vai trò của các hiệp hội này trong sự phát triển của các doanh nghiệp. Các hiệp hội đã tập hợp hàng vạn hội viên; với các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, từ việc hỗ trợ đào tạo, tư vấn, tìm kiếm thị trưòng, bình chọn các giải thưởng, đứng ra giải quyết các vụ khiếu kiện quốc tế đến các tác động trực tiếp và gián tiếp vào quá trình hoạch định chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh... Theo nhìn nhận chung của các doanh nghiệp, các hiệp hội đã bước đầu khẳng định được vai trò của mình, trở thành một tác nhân không thể thiếu cho sự phát triển. Thực tế, nhiều hiệp hội như Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Dệt may, Da giày... đã góp phần bảo vệ quyền lợi của các hội viên trên “sân chơi” quốc tế.

Các doanh nghiệp cũng khẳng định, thông qua việc tham gia trực tiếp vào các ban soạn thảo, tổ biên tập các dự án luật, tham gia phản biện, góp ý văn bản pháp luật, gửi văn bản  kiến nghị..., các hiệp hội  đã trở thành nhân tố tích cực trong việc cải thiện môi trường  kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Nhiều vướng mắc của doanh nghiệp, thông qua kiến nghị của hiệp hội, đã được các bộ, ngành chỉnh sửa theo hướng tạo thuận lợi, thông thoáng hơn.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là một con số nhỏ trong rất nhiều các hiệp hội hiện nay. Trên thực tế hoạt động, có thể thấy cách thức tổ chức và vận hành của các hiệp hội lại mang nặng tính chất tự phát. Ngoài một số ít các hiệp hội hoạt động có hiệu quả, phần đông chưa đáp ứng được các yêu cầu của hội viên.

“Hiệp” chẳng bao nhiêu

Trong bài viết “Xây dựng các hiệp hội”, ông Nguyễn Trần Bạt, TGĐ InvestConsult Group đã khẳng định: Hoạt động của các hiệp hội mới chỉ dừng ở mức độ của những diễn đàn doanh nghiệp để hội họp, diễn thuyết rồi vẫn đâu lại vào đó. Nhìn chung các hiệp hội có vai trò và tác dụng khá mờ nhạt trong việc hỗ trợ các thành viên phát triển kinh doanh. Những yêu cầu trợ giúp về thông tin hoặc đưa ra các dự báo về thị trường thường là vượt quá khả năng đáp ứng của hiệp hội. “Không sợ quá lời khi nói rằng tính chất của các hiệp hội nói chung gần với tính chất của câu lạc bộ hơn là các tổ chức có định hướng chiến lược dài hạn”, ông Bạt nhấn mạnh. Những nhận định này có thể được chứng minh qua kết quả một khảo sát về sự hài lòng của doanh nghiệp với các hiệp hội mà mình tham gia do VCCI thực hiện. Theo đó, 32% số doanh nghiệp được hỏi không hài lòng với vai trò “đại diện quyền lợi” của hiệp hội, 52% cho rằng việc hỗ trợ tìm thị trường “chưa đạt yêu cầu”, tỷ lệ này là 68% đối với hoạt động đào tạo và 72% đối với việc giúp tiếp cận đổi mới công nghệ. Có thể thấy những con số về sự không hài lòng của doanh nghiệp đối với các hoạt động của hiệp hội đã cho thấy sự kém hấp dẫn của các hiệp hội với chính các thành viên của mình. Trao đổi với Doanh Nhân về vấn đề này, ông Kiều Tùng, GĐ Cty TNHH T&D (Hà Nội) nhận xét: Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp tham gia các hội, hiệp hội là do nhận được sự vận động của ban vận động thành lập các hội, hiệp hội ấy chứ không phải do thấy sự cần thiết phải tham gia. “Cứ thử tham gia một cuộc hội thảo của một hiệp hội nào đó sẽ thấy các hoạt động này thường bị sa vào trạng thái trở thành nơi hội họp, diễn thuyết rồi vẫn đâu lại vào đó. Nhìn chung các hiệp hội có vai trò và tác dụng khá mờ nhạt trong việc hỗ trợ các thành viên phát triển kinh doanh. Chính vì thế, các hiệp hội của ta vẫn nặng về hội nhiều chứ “hiệp” thì chẳng được bao nhiêu”.

Làm sao để “hiệp được các hội?

300 là con số các hiệp hội, CLB DN hiện có trên toàn quốc.

Đó cũng chính là mục đích của VCCI trong việc tổ chức Hội nghị Hội đồng Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam. Trên thực tế, trước khi diễn ra hội nghị này, VCCI cũng đã khá nhiều lần tổ chức các cuộc làm việc với các hiệp hội. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một cuộc gặp quy mô, với sự tham gia của số lượng lớn các hiệp hội như thế này được tổ chức trong 2 ngày với phiên khai mạc là về vấn đề “Nâng cao năng lực của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp - Vai trò của nhà nước và doanh nghiệp”.

Theo VCCI, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cần phải nâng cao năng lực cho các hiệp hội, để đối với các doanh nghiệp thành viên, các hiệp hội trở thành chỗ dựa, là nơi gắn kết các hoạt động kinh doanh, giao lưu. Còn đối với Nhà nước, các hiệp hội trở thành một tấm gương phản chiếu các phản ứng của doanh nghiệp với các chính sách liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hoàn thành vai trò và sứ mạng quan trọng này, theo ông Nguyễn Trần Bạt, các hiệp hội phải có những thay đổi về chất. Hiệp hội phải được tổ chức và hướng mọi hoạt động của mình như là một tổ chức xúc tiến thương mại, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sự hợp tác, liên minh giữa các thành viên, đồng thời đó là công cụ phản biện của xã hội đối với những đường lối kinh tế, chính trị và xã hội của chính phủ. Về mặt kinh tế, nó như một phòng thương mại chuyên ngành, có nhiệm vụ giúp các thành viên phát triển và kinh doanh có hiệu quả, đồng thời tạo được sức mạnh tổng hợp của các thành viên để có thể cạnh tranh thắng lợi trong một thị trường thế giới thống nhất luôn biến động và nhiều bất trắc. Về mặt chính trị, nó giống như một cơ quan tham mưu về chính sách xã hội cho chính quyền các cấp.

Theo một chuyên gia, có hai nguyên nhân chính khiến các hiệp hội doanh nghiệp hiện hoạt động thiếu hiệu quả. Thứ nhất là việc các hiệp hội đang thiếu các nguồn lực về tài chính. Thứ hai là các hiệp hội đều thiếu năng lực, thiếu cán bộ chuyên trách. Rất ít người quan niệm hoạt động hội là một nghề, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao không kém gì các nghề khác. Các hiệp hội nhỏ và hiệp hội tỉnh thường không có cán bộ chuyên trách. Nhiều lãnh đạo các hiệp hội là các doanh nhân hoặc các quan chức, họ có ít thời gian để gắn bó với công việc của hiệp hội. Đại đa số cán bộ, nhân viên của các hiệp hội không được trang bị chuyên môn để tổ chức, quản lý hiệp hội và cung cấp dịch vụ cho hội viên.

(Theo Thang Duy // Báo Doanh nhân)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao