Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sôi động dịch vụ bưu chính

Máy bay của hãng FedEx đang giao nhận hàng tại sân bay Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: T.L

Thời gian gần đây, thị trường bưu chính (vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm từ Việt Nam ra các nước và ngược lại) đã sôi động hơn với nhiều động thái đầu tư mới của các nhà cung cấp dịch vụ. Trong lúc các hãng nước ngoài tăng cường mở rộng quy mô hoạt động, thì các công ty trong nước đua nhau xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ…

Thị trường dịch vụ bưu chính chuyển phát hiện chia thành hai “nhánh” rõ rệt. Các doanh nghiệp nước ngoài (cụ thể là bốn hãng chuyển phát lớn của thế giới như FedEx, TNT, DHL, UPS) nhờ có khả năng tài chính và quy mô cung cấp dịch vụ lớn nên đã chiếm lĩnh mảng dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại; còn thị trường bưu chính chuyển phát nội địa như là “sân chơi” của các doanh nghiệp trong trước.

Hãng nước ngoài tăng cường hoạt động

Chỉ trong vòng một tháng qua, hai trong bốn hãng chuyển phát lớn của thế giới có mặt tại Việt Nam đã mở rộng đầu tư nhằm tăng cường quy mô hoạt động, phục vụ lượng khách hằng ngày càng tăng.

Đầu tháng 11, FedEx đã mở đường bay mới, bay thẳng từ Hà Nội ra nước ngoài để cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh và chuyển vận của mình. Trước đây, hàng hóa chuyển vận từ Hà Nội ra nước ngoài thường được hãng này nối với đường bay TP.HCM chứ chưa có đường bay thẳng từ Hà Nội.

FedEx có mặt tại Việt Nam từ năm 1994 và hiện là công ty chuyển phát nhanh đầu tiên sở hữu chuyến bay vận chuyển riêng tới Việt Nam (các hãng khác không đầu tư máy bay riêng mà đi thuê). Đường bay từ Hà Nội của FedEx hoạt động bốn ngày trong tuần, từ thứ ba đến thứ sáu và tổng số chuyến bay mà FedEx thực hiện tại Việt Nam mỗi tuần khoảng chục chuyến. “Việc mở thêm đường bay thẳng từ Hà Nội ra nước ngoài của FedEx cho phép thời gian vận chuyển hàng từ Hà Nội đi khắp nơi trên thế giới giảm một ngày so với trước mà không thay đổi mức giá dịch vụ. Việc rút ngắn thời gian này là rất quan trọng nhằm nâng cao sức cạnh tranh thu hút khách hàng”, ông Nguyễn Duy Bình, Giám đốc vùng Đông Dương của FedEx, cho biết.

Theo ông Bình, hiện công suất vận chuyển tại Việt Nam của FedEx Express là 30 tấn hàng hóa mỗi ngày, tăng gấp 5 lần trong bảy năm qua.

TNT, một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, cũng vừa mở rộng trung tâm khai thác hàng có quy mô gấp ba lần trung tâm cũ đã hình thành cách đây hai năm tại khu ICD Mỹ Đình, Hà Nội vào cuối tháng Mười vừa qua. Trung tâm mới khai trương này được đầu tư khoảng 1,5 triệu đô-la Mỹ, với hơn 100 nhân viên, có khả năng xử lý 100 tấn hàng hóa mỗi ngày. “Trung tâm này là một phần trong những kế hoạch phát triển hoạt động của TNT để đáp ứng nhu cầu gia tăng của việc vận chuyển hàng nặng ra và vào Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng”, ông Hardy Diec, Tổng giám đốc TNT Việt Nam, cho biết.

Theo ông Hardy Diec, so với năm 2008, khi mà trung tâm khai thác hàng của TNT tại Hà Nội bắt đầu hoạt động, thì hiện nhu cầu về vận tải hàng nặng đã tăng hơn 60%, do ngày càng có nhiều ngành hàng có nhu cầu vận chuyển như dệt may, điện tử, các sản phẩm kỹ thuật cao, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, trang thiết bị tự động và máy móc công nghiệp… “Miền Bắc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ như một trung tâm sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật cao, trang thiết bị tự động và máy móc công nghiệp. Xu hướng này đang dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về vận chuyển hàng nặng, do đó, TNT phải mở rộng hoạt động”, ông nói.

Cơ hội trên thị trường nội địa

Sự sôi động của thị trường bưu chính không chỉ diễn ra ở mảng kinh doanh dịch vụ bưu chính quốc tế. Thị trường bưu chính nội địa gần đây cũng được đánh giá là “khởi sắc” khi có nhiều doanh nghiệp chuyển phát xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư.

Trong vài tháng gần đây đã có hơn chục đơn xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ này, khoảng gấp rưỡi số lượng đơn của vài năm trước đó. Các chuyên gia bưu chính nhận định các doanh nghiệp nộp đơn xin cung cấp dịch vụ là do nhận thấy hấp lực lớn của thị trường này.

Ông Nguyễn Văn Tú, Phó tổng giám đốc Công ty chuyển phát nhanh Tín Thành, một trong những doanh nghiệp đầu tiên được Bộ Thông tin-Truyền thông cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư vào năm 2007, cũng đồng ý với nhận định trên đây.

Trong một lần trả lời đối thoại trực tuyến, Thứ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Thành Hưng đã từng nói: “Các dịch vụ bưu chính sẽ có rất nhiều cơ hội trong tương lai”.

Thị trường bưu chính nội địa không chỉ sôi động bởi việc có nhiều doanh nghiệp xin được cung cấp dịch vụ mà còn “nóng” hơn bởi những kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty cổ phần Bưu chính Viettel đặt mục tiêu trong quý 4 năm nay sẽ đạt 156 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 26% so với quý 3. Bên cạnh đó là việc tiếp tục mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ, nâng độ phủ mạng lưới từ 84,5% hiện nay lên trên 90% vào cuối năm. Để có thể tăng thị phần, bảo đảm đạt các chỉ tiêu của kế hoạch, Công ty Bưu chính Viettel xác định các biện pháp sẽ được chú trọng trong thời gian tới là: xây dựng gói kích cầu cho các thị trường trọng điểm; bám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch theo từng tuần, từng tháng; hỗ trợ các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thông qua việc điều hành trực tuyến theo từng ngày…

Tập đoàn Hợp Nhất Việt Nam cũng là một trong những doanh nghiệp bưu chính chuyển phát hiện thu hút một lượng khách hàng khá lớn. Sáu tháng đầu năm 2010 này, doanh thu của tập đoàn này đạt 90 tỷ đồng. Dự kiến, cả năm đạt hơn 220 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2009.

Trong thời gian tới, Hợp Nhất sẽ tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và đội ngũ nhân sự cấp cao. Từ chủ trương lấy công nghệ thông tin làm nền tảng và phát triển các sản phẩm khác biệt, tập đoàn này đã đầu tư 5 tỷ đồng cho hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ cho việc triển khai dịch vụ chuyển phát nhanh, phân phối và kho vận, ngoài ra còn tái cấu trúc hệ thống, xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để phát huy thế mạnh nhằm gia tăng thị phần và sức cạnh tranh.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Khánh thành nhà máy bia Hà Nội - Vũng Tàu
  • Khai trương siêu thị điện máy lớn nhất miền Trung
  • ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Viettel bắt đầu phát sóng di động tại Haiti
  • Cơ hội trong năm 2011
  • Hapro: Lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng 45%
  • Lợi trước mắt, hại lâu dài
  • Vietnam Airlines tiếp tục tăng tải phục vụ Tết
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao