Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sức ép cạnh tranh từ bên ngoài

Công ty Intel Việt Nam đã trở thành trường hợp đầu tiên được Chính phủ cho phép sử dụng chữ ký số do VeriSign (Mỹ) cấp trong các giao dịch với Bộ Tài chính để phục vụ việc khai báo hải quan điện tử.

Intel Việt Nam được xem là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có thể sử dụng chữ ký số do đơn vị nước ngoài cung cấp trong các giao dịch điện tử. Theo quy định, dịch vụ chữ ký số của nhà cung cấp nước ngoài chỉ được công nhận tại Việt Nam khi nhà cung cấp này được Bộ Thông tin - Truyền thông cấp giấy phép hoạt động. Trong số các điều kiện để nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được công nhận tại Việt Nam có điều kiện là quốc gia mà doanh nghiệp hoặc tổ chức đó đăng ký hoạt động có ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế quy định về việc công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài mà Việt Nam cũng có tham gia.

Ông Đào Đình Khả, Giám đốc Trung tâm Chứng thực chữ ký số quốc gia, cho biết việc ký kết điều ước quốc tế về việc công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài là vấn đề không đơn giản. Do đó, khi VeriSign chưa được công nhận tại Việt Nam thì Intel Việt Nam cần có sự cho phép của Chính phủ trong việc sử dụng chứng thư số của nhà cung cấp dịch vụ này.

Theo ông Khả, Chính phủ chỉ cho phép Intel sử dụng chứng thư số do VeriSign cung cấp trong giao dịch, khai báo hải quan điện tử chứ không phải mọi chứng thư số của VeriSign tại Việt Nam đều được chấp nhận. Về phía mình, Intel cũng không được sử dụng chứng thư số này trong các giao dịch điện tử khác tại Việt Nam.

Ngoại lệ dành cho Intel kể trên đã làm dấy lên mối lo ngại nơi các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Họ cho rằng việc chấp nhận giá trị pháp lý của chữ ký số do VeriSign cung cấp có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của họ. Họ còn e ngại việc này sẽ tạo ra tiền lệ và các tập đoàn nước ngoài khác có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cũng sẽ lần lượt xin phép được sử dụng chữ ký số do tổ chức nước ngoài cung cấp trong các thủ tục với ngành hải quan, thuế… và điều này có thể đẩy sự phát triển của thị trường theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước.

Ông Lê Việt Cường, Phó giám đốc Trung tâm FPT-CA thuộc Công ty cổ phần Hệ thống thông tin FPT (FPT IS), cho rằng có giải pháp cho tình huống này, đó là các hệ thống chứng thực chữ ký số công cộng trong nước hoàn toàn có thể duy trì thêm một hệ thống chứng thực chữ ký số phụ khác (được chứng nhận bởi các tổ chức CA quốc tế). Khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam sẽ được cấp chứng thực từ hệ thống CA nói trên. Điều này sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp nước ngoài có thể sử dụng chứng thực nói trên cho các giao dịch quốc tế, đồng thời các hệ thống chứng thực chữ ký số công cộng trong nước vẫn có cơ hội phát triển. Theo ông Cường, một số quốc gia hiện cũng đang áp dụng mô hình tương tự.

Trong khi đó, cơ quan quản lý nhà nước giải thích rằng việc đồng ý cho Intel sử dụng chứng thư số của VeriSign đã được cân nhắc theo cả hai hướng là bảo vệ thị trường nội địa (với các nhà cung cấp dịch vụ trong nước trong giai đoạn mới hình thành) và khuyến khích đầu tư nước ngoài vào dịch vụ này.

Ông Khả cũng cho rằng việc chấp nhận một chứng thư số cụ thể, được áp dụng tại một doanh nghiệp cụ thể là giải pháp tốt nhất trong giai đoạn hiện nay mà không đi ngược lại với những quy định trước đây trong lĩnh vực này. Theo ông, các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số trong nước không nên lo lắng sẽ mất thị trường hay gặp khó khăn trong việc cạnh tranh mà nên có cái nhìn tổng thể về những tiện ích mà dịch vụ này mang lại cho Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Ở góc độ đơn vị ứng dụng, ông Phạm Quang Toàn, Phó cục trưởng Cục Ứng dụng công nghệ thông tin, Tổng cục Thuế, nói rằng sự nhập cuộc của nhiều nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số là tín hiệu khả quan của thị trường. Theo ông, sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ giữa các nhà cung cấp sẽ giúp các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn và tự tin hơn khi đến với dịch vụ mới mẻ này.

(Theo Tuyết Vân // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Đua nhau làm sống thuê bao chết
  • Google thực hiện dịch vụ tìm kiếm trên tivi ở Mỹ
  • Vinamilk được cấp phép đầu tư sang New Zealand
  • Ra “đất vàng” quảng bá thương hiệu
  • Mapletree đầu tư 70 triệu USD xây kho vận tại Bắc Ninh
  • Uphace : Cạnh tranh từ công nghệ
  • PVFC : “Xương sống” của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
  • Vietinbank : Bước ngoặt thành công
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao