Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tập đoàn Vinashin củng cố bộ máy, ổn định tổ chức để tái cơ cấu

Thời gian qua, trước tình trạng khó khăn của Tập đoàn Vinashin, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 81-KL/T.Ư, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 926/QÐ-TTg và Chỉ thị số 1479/CT-TTg  nhằm giúp Vinashin vượt qua khó khăn, thử thách. Sau đó, Vinashin đã có những giải pháp nhằm thực hiện việc tái cơ cấu mọi lĩnh vực hoạt động của tập đoàn, sớm ổn định tổ chức, sản xuất, kinh doanh...

Theo đó, Vinashin sẽ tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung chiến lược phát triển dài hạn, trung hạn giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020, hoàn thành xây dựng Ðiều lệ tổ chức hoạt động của tập đoàn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kết hợp chặt chẽ giữa chiến lược phát triển dài hạn, trung hạn với kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm, tính toán kỹ về nhu cầu đầu tư, cân đối lại tài chính, các khoản nợ. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, cơ cấu lại danh mục dự án đầu tư của tập đoàn theo hướng ưu tiên nguồn lực cho các dự án đóng tàu dở dang, tàu xuất khẩu, tàu sức chở lớn; sản xuất thép đóng tàu, động cơ tàu thủy, cáp điện tàu thủy, các loại trang thiết bị vật tư tàu thủy. Xây dựng kế hoạch, phương án và lộ trình di chuyển một số nhà máy đóng tàu tại các trung tâm, thành phố lớn ra bên ngoài và chuyển đổi mục đích sử dụng đất để tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chính.

Mặt khác, tập đoàn đang tập trung mọi nguồn lực hiện có, đẩy mạnh thi công, hoàn thành bàn giao đúng tiến độ các sản phẩm trọng điểm, các sản phẩm xuất khẩu, các hạng mục công trình trong kế hoạch bốn tháng cuối năm và năm tới, nhất là các dự án đóng tàu lớn, các sản phẩm xuất khẩu đã ký. Ngày 25-9, đại diện lãnh đạo Tập đoàn Vinashin cho biết: Từ ngày 1-7 đến nay, toàn tập đoàn tiếp tục triển khai đóng mới 110 tàu tại 22 nhà máy, tổng giá trị hợp đồng 1,47 tỷ USD. Tập đoàn đã hoàn thành và bàn giao năm tàu cho các chủ tàu với trị giá hơn 70,1 triệu USD, gồm một tàu hàng 22.500 DWT, đóng tại Tổng công ty Công nghiệp tàu  thủy  (CNTT)  Bạch  Ðằng  cho Công ty vận tải biển Việt Nam; một tàu hàng 56.200 DWT, đóng tại Tổng công ty CNTT Nam Triệu cho Công ty vận tải biển Hoa Ngọc Lan; hai tàu kéo 5.000 CV, đóng tại Công ty Ðóng tàu Sông Cấm cho chủ tàu Damen; một tàu chở hàng 11 nghìn DWT đóng tại Công ty CNTT Sài Gòn cho chủ tàu Nhật Bản. Các đơn vị trong toàn tập đoàn tiếp tục triển khai các dự án đóng mới tàu cho các đối tác, trong đó có nhiều sản phẩm lớn và sản phẩm xuất khẩu gồm bảy tàu chở hàng 53 nghìn DWT xuất khẩu, đóng tại Công ty Ðóng tàu Hạ Long và Tổng công ty CNTT Nam Triệu; hai tàu hàng 34 nghìn DWT xuất khẩu và bốn tàu chở dầu 13 nghìn DWT xuất khẩu tại Tổng công ty CNTT Phà Rừng; một tàu chở 4.900 xe ô-tô xuất khẩu tại Công ty Ðóng tàu Hạ Long, ba tàu chở khí ê-ti-len 4.500 m3 xuất khẩu và hai tàu chở hàng 17.500 DWT xuất khẩu tại Tổng công ty CNTT Bạch Ðằng,...

Cùng với việc đẩy mạnh tiến độ đóng mới các sản phẩm, thời gian qua, lãnh đạo Tập đoàn Vinashin và các đơn vị thành viên đã nỗ lực đàm phán với các chủ tàu để kéo dài và giữ ở mức cao nhất các hợp đồng đóng tàu đã ký với chủ tàu nước ngoài, nhằm bảo đảm công việc cho các đơn vị trong tập đoàn từ nay đến hết năm và các năm tiếp theo. Ðến nay, Vinashin đã đàm phán thành công với hàng chục chủ tàu về việc kéo dài tiến độ thi công cũng như xử lý về tài chính của các hợp đồng đóng tàu xuất khẩu. Tập đoàn cũng đẩy mạnh công tác phát triển thị trường và các hoạt động kinh tế đối ngoại; củng cố quan hệ với các chủ tàu truyền thống trong nước và quốc tế, tìm kiếm khách hàng và thị trường đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh; tích cực tìm các đối tác có tiềm lực về tài chính, công nghệ đóng tàu tham gia các dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ của tập đoàn.

Một biện pháp của Tập đoàn Vinashin trong thời điểm này là kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp. Trước mắt, tập trung kiện toàn bộ máy Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc, các phòng, ban chức năng của cơ quan tập đoàn và các đơn vị thành viên. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp theo hướng tập trung vào công nghiệp đóng, sửa chữa tàu và công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở phân bổ ở ba vùng chính: Hải Phòng - Quảng Ninh, Ðà Nẵng - Khánh Hòa và TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ. Thực hiện giảm đầu mối đơn vị không đúng ngành nghề kinh doanh chính, các công ty hoạt động không hiệu quả và không thật sự cần thiết trong chiến lược phát triển của tập đoàn; chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính, cổ phần hóa và bán bớt phần vốn góp của tập đoàn tại các doanh nghiệp có tiềm năng và năng lực. Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực. tập đoàn đang dốc toàn lực giải quyết chế độ chính sách như lương, thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động để "giữ chân" công nhân. Ðến nay, Tập đoàn đã hỗ trợ các đơn vị thành viên trong toàn tập đoàn vay gần 400 tỷ đồng thanh toán nợ lương, bảo hiểm xã hội và các khoản chi cấp bách cho một số sản phẩm.

Thực hiện Kết luận số 81 - KL/T.Ư của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 1479/CT -TTg của Thủ tướng Chính phủ, tập đoàn đã xây dựng đề án tái cơ cấu Vinashin. Theo đó, về tổ chức, hiện tập đoàn có 259 đơn vị sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Tập đoàn sẽ tập trung vào ba lĩnh vực chính: Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển với quy mô phù hợp; công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho đóng và sửa chữa tàu; đào tạo nguồn nhân lực. Ưu tiên nâng cao năng lực sản xuất tại các nhà máy lớn theo ba vùng bắc - trung - nam, các nhà máy vừa và nhỏ tại các khu vực sẽ làm vệ tinh cho các nhà máy lớn. Giảm đầu mối, giảm doanh nghiệp ngoài ngành, thoái toàn bộ vốn góp của tập đoàn tại các công ty cổ phần, công ty liên kết làm ăn không hiệu quả thông qua chuyển nhượng cho các cổ đông hiện hữu hoặc bên ngoài. Thời gian qua, tập đoàn đã rà soát lại toàn bộ các dự án đã đầu tư, chỉ giữ lại các dự án thuộc ba lĩnh vực chính. Trên cơ sở đó, tập đoàn xây dựng kế hoạch đầu tư giai đoạn 2010 - 2012 với 13 dự án, từ năm 2013 trở đi, đầu tư 11 dự án và lên phương án chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và bán khoảng 65 dự án.

Ngành công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế hàng hải và thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Sau "bão", Vinashin đang nỗ lực thực hiện mục tiêu củng cố, ổn định tổ chức, sản xuất, kinh doanh, hoàn thành đầu tư xây dựng các công trình, dự án, sản phẩm đã và đang đầu tư; sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo đảm việc làm cho người lao động, từng bước củng cố uy tín thương hiệu của tập đoàn. Lãnh đạo tập đoàn hy vọng, sau năm 2012, bằng những giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ, hoạt động của tập đoàn sẽ dần trở lại ổn định và phát triển hiệu quả và bền vững.

(Theo Minh Trang // Nhandan Online)

  • Khai trương trạm phân phối xi măng Ninh Thủy
  • PVN đóng giàn khoan tự nâng đầu tiên tại Việt Nam
  • Toyota thu hồi hơn 1,1 triệu xe lỗi động cơ
  • Toshiba sản xuất động cơ điện tại Việt Nam
  • Citigroup sẽ lấn sâu vào thị trương chứng khoán Việt Nam
  • Vinachem là nhà cung ứng nguyên liệu cho Unilever
  • Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam Tiên phong hội nhập quốc tế
  • Coi trọng chất lượng, mở rộng thị phần
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao